định, phá tan hệ thống ấp chiến lược của Mỹ - Diệm (1961 - 1965)
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân Lộc Ninh đang giành thế
chủ động trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, vùng làm chủ của ta ngày càng mở
rộng. Trong buổi đầu của cuộc chiến tranh du kích, quân và dân Lộc Ninh đã
cùng với các chiến sĩ của đơn vị B 240 vừa đánh địch, mở đường vừa xây dựng lực lượng, phát động quần chúng đấu tranh.
Ở Lộc Ninh, từ tháng 6 năm 1961, địch triển khai kế hoạch ấp chiến lược. Trung đội vũ trang Lộc Ninh kết hợp các đội du kích các làng công nhân tổ chức chống càn, diệt ác trừ gian, vũ trang tuyên truyền. Đặc biệt vào giữa tháng 6, ta đột nhập trung tâm quận lỵ Lộc Ninh, treo cờ Mặt trận ngay giữa chợ, rải truyền đơn cảnh cáo tay sai, ác ôn. Sáng hôm sau, địch tập trung
34
lực lượng càn quét vào các làng cao su. Nắm được ý đồ của địch, đội vũ trang C31 Lộc Ninh và B70 của tỉnh tổ chức phục kích chống càn, diệt gọn một trung đội bảo an, thu 10 súng, bẻ gãy cuộc càn. Do có chủ trương chỉ đạo của Ban cán sự, phong trào chống và phá ấp chiến lược ở Lộc Ninh Bù Đốp đã diễn ra khá quyết liệt. Ở làng 10, sau khi gom dân vào ấp chiến lược, địch phát thẻ căn cước. Bà con rủ nhau đốt thẻ. Cấp ủy chỉ đạo bà con giữ lại thẻ để giữ thế hợp pháp, tiếp tục liên lạc, tiếp tế cho kháng chiến. Đồng bào người dân tộc được du kích hỗ trợ, lại tranh thủ được binh lính, đã dọn hết đồ đạc ra ngoài, tự tay đốt nhà, bỏ ấp chiến lược bung về sóc cũ.
Nhìn chung ở Lộc Ninh, ta xây dựng được cơ sở bên trong ấp chiến lược, thậm chí có nơi có đảng viên bí mật trong ấp, như trường hợp đồng chí Tư Cươi ở xã Lộc Tấn. Nhờ vậy, các cuộc đấu tranh của đồng bào trong ấp chiến lược tiếp diễn, tranh thủ được sự đồng tình của nhiều dân vệ, thanh niên chiến đấu, nội dung đấu tranh từ thấp đến cao và tiếp tục giữ vững liên lạc với lực lượng kháng chiến. Ở đồn Tích Thiện tại Lộc Hòa, ta còn gây được cơ sở trong binh sĩ địch.
Những tháng cuối năm 1961, hoạt động phá ấp chiến lược ở Lộc Ninh khá sôi nổi. Hầu hết các vùng sâu hẻo lánh ở Lộc Ninh do ta làm chủ, sóc nào cũng có Ủy ban cách mạng. Ở Lộc Quang, Lộc Hòa nhiều nơi đồng bào còn làm “rẫy cách mạng” để ủng hộ kháng chiến như Thomo Đạ, Lâm Bui,… Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chống phá âm mưu lập ấp chiến lược còn là một quá trình giằng co lâu dài.
Năm 1962 là năm có ý nghĩa quyết định của kế hoạch Saley - Taylor, địch triển khai kế hoạch ấp chiến lược một cách quy mô, toàn diện, ác liệt.
Ngày 26 tháng 2 năm 1962, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là “Kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự giành và giữ thế chủ động, đẩy địch vào thế bị động hơn nữa, tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, ra
35
sức phá “kế hoạch Staley - Taylor” “phá ấp chiến lược, phá thế kìm kẹp của địch là nhiệm vụ có tính cấp bách đồng thời là nhiệm vụ lâu dài…”[29; tr 45].
Tháng 5 năm 1962 Trung ương Cục họp nhận định tình hình, đề ra nhiệm vụ trước mắt: “… phải tăng cường đẩy mạnh hoạt động vũ trang, kết hợp với đấu tranh chính trị và binh vận của quần chúng để đập tan âm mưu bình định của kẻ thù…”. Tháng 7 năm 1962, Trung ương tiếp tục chỉ đạo: “Hiện nay địch đang đánh ta quyết liệt bằng cả chính trị và quân sự thông qua cái gọi là “quốc sách ấp chiến lược”. Ấp chiến lược là một kiểu trại tập trung khổng lồ để chống phá phong trào cách mạng của nhân dân, khống chế chiến tranh du kích bằng cách tách lực lượng vũ trang ra khỏi quần chúng. Đánh bại chương trình ấp chiến lược của địch là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, đồng thời cũng là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong đấu tranh lâu dài của ta” và “muốn chống địch lập ấp chiến lược nhất thiết phải dựa vào quần chúng. Tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng hiểu rõ âm mưu thâm độc của địch, hiểu rõ tác hại của việc dồn dân lập ấp chiến lược, để quần chúng nung nấu quyết tâm phá bỏ ách kìm kẹp của địch. Về phần mình, để đánh thắng địch, đưa cách
mạng đến thành công thì một mặt phải phá cho được kế hoạch lập ấp chiến
lược của địch, mặt khác phải xây dựng lực lượng ta ngày càng vững mạnh,
đặc biệt là xây dựng lực lượng quân sự trên cơ sở gắn liền với lực lượng chính trị của quần chúng” [27; tr 58].
Với những kinh nghiệm bước đầu, đồng thời quán triệt tinh thần chỉ đạo của trên, các Tỉnh ủy Bình Long, Phước Long chỉ đạo các huyện, thị xã tiếp tục rút kinh nghiệm xây dựng quyết tâm đánh phá kế hoạch ấp chiến lược của địch bằng lực lượng và sức mạnh tổng hợp “hai chân”, “ba mũi giáp công”, coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, các đội du kích mật và cơ sở chính trị bên trong các ấp chiến lược. Với tinh thần đó, trên địa bàn hai tỉnh, năm 1962, phong trào phá ấp chiến lược diễn ra một cách liên tục, quyết liệt.
36
Ở Lộc Ninh từ tháng 3 năm 1962, địch gom công nhân làng 10 và nhân dân ở Brelin, Cuốc Rưới để lập ba ấp chiến lược mới. Hai ấp chiến lược
Brelin, Cốc Rưới có hơn 100 hộ gia đình thì phân nửa là cơ sở cách mạng nên
huyện ủy chọn hai nơi này làm điểm để chỉ đạo phá ấp chiến lược [7; tr241]. Tháng 4 năm 1962, được sự hỗ trợ của đơn vị vũ trang huyện, đồng bào nổi dậy phá banh hai ấp chiến lược này [30; tr103]. Nhưng đây là hai ấp chiến lược nằm trên đường 14A qua Lộc Ninh, Bù Đốp, địch không thể bỏ.
Một số ấp gần cơ sở bí mật còn có đảng viên, như ở Lộc Tấn có đồng chí Tư Cươi, người dân tộc. Quá trình đấu tranh chống địch lập các ấp chiến lược Brelin, Cốc Rưới trên đoạn lộ 14A qua Lộc Ninh, Bù Đốp vẫn tiếp diễn giằng co đến tháng 4 năm 1963 địch mới lập được ấp.
Nhưng qua quá trình đấu tranh quần chúng trở nên dày dạn, ở Brelin vẫn thành lập được chi bộ do đồng chí Năm Hồng làm Bí thư. Nhờ vậy, cuộc đấu tranh của đồng bào trong ấp luôn tiếp diễn với nội dung từ thấp đến cao, tiếp tục giữ vững được mối liên lạc trong ngoài. Trong đấu tranh đồng bào tranh thủ được sự đồng tình của nhiều binh lính. Các đội mũi công tác gây dựng được cơ sở trong các đồn điền Tích Thiện, Lộc Bình.
Bộ đội huyện và du kích liên tục đánh bọn bảo an, dân vệ, yểm trợ cho đồng bào lấy xe ủi đất của sở ủi phá các ấp chiến lược Cốc Rưới, Brelin. Ngày 19 tháng 10 năm 1963, sư đoàn 5 ngụy mở cuộc càn vào Lộc Tấn để xóa bỏ vùng giải phóng. Bộ đội địa phương tỉnh Bình Long đã phối hợp với du kích thị trấn Lộc Ninh và Lộc Tấn đánh bại cuộc hành quân của địch, diệt 300 tên, làm bị thương 108 tên, bắn rơi 4 máy bay [30; tr 105].
Sau chiến thắng này phong trào chặt cây, đắp ụ trên quốc lộ 13 được phát động. Đồng bào dọc quốc lộ 13 ở Lộc Thái, Lộc Tấn đã tích cực chặt cây đắp ụ, du kích thì gài mìn, đặt chông. Trong đó du kích Lộc Thái đã đặt mìn pha hủy 1 xe tăng địch ở gần Cầu Mua, diệt 10 tên địch trong đó có 2 tên Mỹ [30; tr 105].
37
Ở Làng 10 nhân dân cũng nổi dậy phá banh ấp chiến lược. Mặc dù địch rất cố gắng nhưng một lần nữa đã bị thất bại, cuối năm 1963, một mảng phía tây quốc lộ 14A và đông quốc lộ 13, từ Brelin đến ngã ba Cầu Trắng được giải phóng [7; tr 254].
Quân dân địa phương Lộc Ninh đã liên tục chiến đấu, chống địch càn quét gom dân lập ấp chiến lược. Ở Làng 10, tháng 3 năm 1964, với lực lượng 2 tiểu đoàn, có pháo binh xe tăng yểm trợ, địch càn quét một khu vực rộng để lập ấp chiến lược và xây đồn bốt mới nhằm cắt hành lang vận chuyển, tiếp tế của ta. Bộ đội địa phương và du kích các xã, chia thành nhiều mũi, dùng mìn, phục kích, liên tục đánh địch. Địch chưa đạt mục tiêu nhưng bị tiêu hao nhiều, cuối cùng chúng buộc phải bỏ dở kế hoạch.
Trong đồn điền cao su, công nhân đấu tranh trực diện với chủ Tây, đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ, chống cúp phạt hoặc sa thải công nhân khi chưa có ý kiến của công đoàn và Ủy ban tự quản. Uy thế của cách mạng đang lên, chủ Tây buộc phải tuân thủ. Thực hiện chỉ thị của Trung ương Cục đối với công nhân cao su về việc “phát động phong trào công nhân cao su sản xuất lương thực chống đói, chống giặc, xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang mạnh, làm công tác binh vận, địch vận, kiên quyết bám trụ các đồn điền giải phóng…”.
Đảng bộ Lộc Ninh phát động phong trào “tay dao cạo, tay súng”, vừa sản xuất vừa chiến đấu giặc đến là đánh, giặc rút là cạo mủ, sản xuất lương thực, kiên quyết giữ vững vùng giải phóng [30; tr 105].
Tại các vùng đồng bào các dân tộc ở Lộc Ninh là căn cứ kháng chiến nên địch tập trung càn quét, đánh phá, vùng vũ lực lùa dân vào ấp chiến lược. Nhiều cán bộ người dân tộc bám theo dân vào ấp chiến lược. Trong đó tiêu biểu như Tư Cươi người S’Tiêng. Ba anh em Lâm Khanh người Khmer, người là cán bộ, người là chiến sĩ, hoạt động gian khổ, hy sinh dần, cuối cùng chỉ còn Lâm khanh vẫn kiên cường tiếp tục chiến đấu[7; tr 272]. Đồng bào dân tộc, công nhân, dân Brelin, bà con các dân tộc ở Lộc An, Lộc Quang, Lộc
38
Khánh… luôn đương đầu với khó khăn ác liệt, giữ vững liên lạc, ủng hộ kháng chiến.
Tháng 2 năm 1965, trên quốc lộ 14 ở khu vực Brelin, Cốc Rưới, Cầu Trắng, ta huy động lực lượng ra đắp mô, càn đường từ cây số 57 đến Cầu Trắng, dài 11km, cắt đứt giao thông của địch sốt 27 ngày liền. Lực lượng vũ trang tỉnh, huyện cùng du kích các sở Brelin, Cốc Rưới, Cầu Trắng phối hợp phục kích tại ngã ba Cây Điệp, diệt xe chỉ huy của tên trung tá chỉ huy trưởng cuộc kết quả và một xe tăng. Từ đó địch không dám xua quân đi mở đường, càn quét lên Bù Đốp [7; tr 273].
Ngày 15 và 20 tháng 7 năm 1965, bộ đội chủ lực Miền tiến công chi
khu quân sự, trại huấn luyện biệt kích và nhiều đồn bốt địch ở Bù Đốp. Để
ngăn chặn không cho địch chi viện cho Bù Đốp, bộ đội tỉnh phối hợp với lực lượng vũ trang của huyện và du kích tổ chức nhiều cuộc tập kích, pháo kích vào đồn bốt địch. Trên quốc lộ 14 du kích dùng 50 kg thuốc nổ phá sập Cầu Trắng. Đồng bào các ấp chiến lược gần quốc lộ 14A từ Brelin lên giáp thị trấn Bù Đốp đã thuộc quyền làm chủ của ta [30; tr 111]
2.3. Quân và dân Lộc Ninh góp phần làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965 - 1968)