Xây dựng và phát triển lực lượng để tiếp tục đánh địch

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 36 - 39)

Phong trào đồng khởi năm 1960 của quân và dân miền Nam đã tạo bước chuyển cách mạng miền Nam từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh cách mạng, cùng với quân và dân trên toàn miền, toàn tỉnh, quân và dân Lộc Ninh

31

xây dựng và phát triển mọi mặt, tạo thế và lực của chiến tranh nhân dân địa phương nhằm thắng địch trên một địa bàn căn cứ có ý nghĩa sống còn đối với chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.

Tháng 1 năm 1961, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra chỉ thị cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960), trong đó có đoạn: “Thời kỳ tạm ổn định của chế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu, các hình thái du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện ngày càng rộng lớn. Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn quyết dùng bạo lực tiêu diệt cách mạng nên con đường tất yếu sẽ dẫn đến là cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa của nhân dân sẽ bùng nổ lật chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam”.

Về hình thức và phương châm, Bộ Chính trị xác định: “Phải đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả hai mặt trận chính trị, quân sự, đấu tranh trên cả ba vùng chiến lược”. Song do đặc điểm phong trào cách mạng miền Nam phát triển không đều, so sánh lực lượng giữa ta và địch ở mỗi vùng khác nhau, nên phải vận dụng phương châm đấu tranh linh hoạt, thích hợp từng vùng: vùng rừng núi lấy đấu tranh quân sự làm chủ yếu, vùng nông thôn và đồng bằng đấu tranh quân sự và chính trị có thể ngang nhau, vùng đô thị lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu có vũ trang hỗ trợ, trong đấu tranh giữ thế hợp pháp với địch, nhưng từng lúc dùng cả đấu tranh không hợp pháp.

Về nhiệm vụ cụ thể, chỉ thị nêu rõ: “Ra sức xây dựng mau chóng lực lượng ta cả về hai mặt chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng. Mặt trận dân tộc giải phóng, phát động phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ trong quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở, và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở đô thị, tạo mọi điều kiện và nắm mọi thời cơ để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam”.

32

Theo yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng quyết định thành lập lại Trung ương Cục thay cho Xứ ủy Nam Bộ, phạm vi lãnh đạo lúc đầu là toàn miền Nam, sau đó, căn cứ hoàn cảnh cụ thể, phạm vi được giới hạn là chiến trường các tỉnh Nam Bộ và Cực

Nam Trung Bộ (gọi là B2)P3F

4

P

. Cùng với hệ thống các cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể, hệ thống cơ quan quân sự được xác lập từ Miền đến xã. Ngày 15 tháng 2 năm 1961, Quân giải phóng miền Nam được công bố thành lập từ sự thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam. Bộ Chính trị xác định phải xây dựng ba thứ quân, trong đó, lực lượng vũ trang địa phương tỉnh sẽ gồm dân quân du kích, bộ đội địa phương huyện, một số đơn vị tập trung tỉnh đủ sức đảm nhận vai trò nòng cốt phong trào chiến tranh nhân dân ở tỉnh.

Trên tinh thần đó, tại Lộc Ninh, việc trước mắt trong thời gian này là phải khẩn trương xây dựng lực lượng để đáp ứng với yêu cầu của cuộc chiến tranh nhân dân. Bên cạnh lực lượng đấu tranh chính trị đã xây dựng được trong suốt 7 năm đấu tranh chống chính sách khủng bố của Mỹ - Diệm, còn có lực lượng vũ trang địa phương. Thanh niên trong các đồn điền cao su và phum sóc đã gia nhập vào các lực lượng vũ trang của làng, xã, huyện.

Các “ Chi đoàn thanh niên giải phóng”, “Phụ nữ giải phóng” và “ Công đoàn giải phóng” vừa là lực lượng đấu tranh chính trị, vừa là nòng cốt trong đấu tranh vũ trang tuyên truyền.

4

Trong thời chiến tranh chống Mỹ, để thuận tiện trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động kháng chiến, chiến trường miền Nam ( từ vĩ tuyến 17 trở vào) được chia làm 4 khu vực mang các mật danh là B1, B2, B3, B4. B1 thường gọi là khu 5, bao gồm các tỉnh ven biển miền Trung từ Quảng Nam – Đà Nẵng vào đến Phú Khánh. B2 gồm toàn bộ Nam bộ (kể cả các hải đảo) và cực Nam trung bộ, bao trùm địa bàn 5 quân khu: Quân khu 6 (Cực Nam Trung bộ), Quân khu 7 (Miền Đông Nam bộ), Quân khu 8 ( miền Trung Nam bộ), Quân khu 9 (miền Tây Nam bộ) và Quân khu Sài Gòn – Gia Định. B3 là vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. B4 gồm 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế [54; tr 10].

33

Đến cuối năm 1961, việc xây dựng lực lượng ở Lộc Ninh được củng cố và được chia làm nhiều mũi công tác, hoạt động trên những địa bàn được phân công, bám sát cơ sở để hoạt động. Đội công tác được sắp xếp lại do Út Nhỏ làm đội Trưởng, Nam Hồng làm đội Phó. Đội chia làm nhiều mũi: mũi thị trấn do Út Nhỏ phụ trách; mũi bắc Lộc Ninh gồm Lộc An, Lộc Hòa, Cốc Rưới, do Năm Trực phụ trách; mũi hướng đông gồm Lộc Quang, Lộc Khánh do Năm Hồng, Ba Minh phụ trách; mũi tây Lộc Ninh gồm Tà Tê, Cần Giựt,

Tà Thiết do Ba Tảo phụ trách [30; tr 97], [7; tr 219].

Các đồng chí phụ trách các mũi đều là Bí thư chi bộ của mũi đó. Các mũi có từ 3 đến 8 người, vũ khí thiếu nhưng hoạt động rất tích cực, vừa đánh địch vừa vũ trang tuyên truyền hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, vừa xây dựng cơ sở, xây dựng thực lực cách mạng. Ở hầu hết vùng, khu vực hoạt động các mũi đều phát triển được đảng viên, xây dựng chi bộ, chi đoàn.

Nhờ có đội mũi bám chắc địa bàn, xây dựng được cơ sở Đảng và nòng cốt bên trong nên dù địch có càn quét, đánh phá, gom dân, phong trào đấu tranh của quần chúng vẫn được duy trì và giữ vững.

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)