Lộc Ninh – Hậu phương trực tiếp của chiến dịch Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 74 - 86)

Lộc Ninh trong những năm cuối của cuộc chiến tranh đã trở thành hậu

phương trực tiếp của chiến trường Nam bộ, nơi đóng đại bản doanh của chiến dịch Hồ Chí Minh và là điểm xuất phát của các binh đoàn tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Để chuẩn bị cho chiến dịch, miền Bắc đã vận chuyển nnhững khối lượng vật chất lớn. Chỉ tính từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1973 khối lượng hàng đã tăng lên gấp 4 lần năm 1972. Năm 1974 khối lượng chuyển vào còn lớn hơn nữa [54; tr 128]. Việ tiếp thu, bảo quản và sử dụng khối lượng hàng khổng lồ này đòi hỏi phải có sự đổi mới về tổ chức và xây dựng mạng lưới đường giao thông vận tải trong khu vực căn cứ, đồng thời đảm bảo đi xuống quân khu và các vùng ven.

Từ cuối năm 1973, các tuyến vận chuyển dọc địa bàn phía đông Lộc Ninh, Bù Đốp xuống đoàn hậu cần 814 (đông và đông nam Sài Gòn) nối với

Quân khu 6, Quân khu 7, tuyến đường vận chuyển từ phía tây Lộc Ninh qua

đoàn hậu cần 220, 230 (bắc và tây nam Sài Gòn) xuống Quân khu 8 và Quân khu 9, tuyến đường vận chuyển từ phía bắc Lộc Ninh và đoàn hậu cần 220

69

xuống đoàn hậu cần 235 (bắc và tây bắc Sài Gòn) tới vùng ven Sài Gòn [54; tr 129 - 130].

Ba tuyến hành lang trọng yếu, vừa đảm bảo thế trận của hậu cần, vừa

đảm bảo khả năng vươn xa đến các chiến trường từ căn cứ đầu não.

Ngày 3 tháng 9 năm 1973, một bộ phận của Tổng cục Hậu cần được tăng viện cho hậu cần Miền với mật danh là đoàn 50 đã tới Lộc Ninh [54; tr 131]. Căn cứ hậu cần Miền mang mật danh V.104 triển khai các cơ sở kho

tàng từ Lộc Tấn đến Bù Đốp và Bù Gia Mập. Đoàn hậu cần 50 của Tổng cục

Hậu cần đóng ở Lộc Quang. Trên địa bàn Lộc Ninh còn có Đoàn hậu cần 210

ở Lộc Tấn chuyên phục vụ cho các đơn vị trên địa bàn Lộc Ninh và Đoàn hậu cần 770 đóng ở Bù Gia Mập ra nam Tây Nguyên [30; tr 180]. Lộc Ninh trở thành tổng kho và đầu mối hậu cần của cả c hiến trường B2.

Tháng 11 năm 1973, chiến dịch Bù Bông – Tuy Đức (tỉnh Quảng Đức), ta đã giành thắng lợi và thu hồi đuợc vùng giải phóng từ Bù Bông đền Tuy Đức, hành lang chiến lược được mở thông từ hậu phương miền Bắc đến Bù Gia Mập và Lộc Ninh [54; tr 131].

Cùng tháng hội đồng chính phủ phê chuẩn kế hoạch xây dựng đường Trường Sơn, bao gồm việc củng cố tuyến tây Trường Sơn và xây dựng mở rộng tuyến đông Trường Sơn. Điểm cuối của đường Trường Sơn dự tính sẽ là Lộc Ninh [54; tr 131].

Trong năm 1974, đoàn 559 đã mở 5.560 km đường mới, nâng tổng các tuyến đường vận tải Trường Sơn lên 16.790km. Sư đoàn 470 cầu đường tiếp tục cải tạo đường cũu và phối hợp với trung đoàn công binh mở thêm đoạn Thượng Đức dọc biên giới Trường Sơn vào Lộc Ninh [54; tr 136].

Trong hai năm 1973, 1974, miền Đông Nam bộ mở 910 km đường ô tô.

Tổng khối lượng vận chuyển trong năm 1974 tăng 30% so vói năm 1973, B2

là chiến trường xa nhất dự trữ được 45.000 tấn vũ khí, xăng dầu, lương thực,

70

Sau chiến thắng Thượng Đức (tháng 8 năm 1974), Bộ tư lệnh 559 được giao nhiệm vụ gấp rút mở tuyến đường ống dẫn dầu vào chiến trường Nam bộ.

Đến tháng 3 năm 1975, tuyến đường ống dẫn dầu này đã được mở đến Lộc Ninh [30; tr 181].

Trên toàn chiến trường B2 được xây dựng 5 trạm thì 3 trạm nằm trên đất Bình Phước, trong đó có 2 trạm ở Lộc Ninh với mật danh là các VK:

VK.94 ở ngã ba Lộc Tấn vào. Trạm này cung cấp cho các đơn vị ở miền

Đông Nam bộ. VK.96 cách trung tâm Bù Gia Mập 3 km, tuy nhiên việc xây dựng trạm này gặp khó khăn nên đã chuyển việc đầu tư cho VK.98 ở Lộc Ninh làm trạm chính. VK.98 đóng ở khu vực Brelin thuộc địa phận sóc Bù Nâu, xã Lộc Quang. Đây là trạm bãi bồn xăng chứa rất lớn gồm 7 bồn chứa

bằng thép được nối liền với nhau. Mỗi bồn có sức chứa 250.000 lít [54; tr

138], đủ đảm bảo cho các binh củng cơ giới tiến về Sài Gòn.

Đường điện thoại hữu tuyến cũng vào tới Lộc Ninh để Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền liên hệ trực tiếp với Trung ương Đảng và Bộ Tổng tham mưu [31; tr 357].

Do nhu cầu hoạt động của chiến trường ngày càng nhiều, cần có lực lượng và phương tiện để bổ sung nên trong căn cứ còn được xây dựng thêm nhiều xưởng, trạm, trường lớp, như các xưởng quân trang, xưởng quân giới, xưởng mộc, xưởng đại tu xe máy, xưởng chế biến thực phẩm, xưởng sản xuất thuốc, y cụ, các trạm sửa chữa điện, cơ khí, trường dạy lái xe (H26), trường trung cấp kỹ thuật, trường sĩ quan cao xạ pháo (H10), trường thiếu sinh quân, v.v. trong hệ thống các xưởng đại tu xe máy có xưởng Z58 đóng ở ngã ba Công Chánh là một xưởng do Liên Xô giúp trang bị [54; tr 130].

Ngày 6 tháng 1 năm 1975, Phước Long hoàn toàn được giải phóng, từ vùng căn cứ Lộc Ninh đã hình thành một số tuyến đường để chuẩn bị đưa người và vật chất vào chiến dịch giải phóng Sài Gòn, đó là:

71

Sáu tuyến vận tải bảo đảm cho các hướng tiến công vào Sài Gòn được hình thành, đa số các tuyến này đều xuất phát từ các địa bàn thuộc tỉnh Bình Phước, cụ thể là:

- Tuyến 1: Từ Lộc Ninh, Đồng Xoài đi Tà Lài, Cây Gáo, Vĩnh An tới

Đoàn 814 La Ngà, Xuân Lộc và Túc Trưng, Dầu Giây bảo đảm cho hướng Đông.

- Tuyến 2: Từ Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Đồng Xoài đi Bến Cầu tới các

cụm thuộc Đoàn 210 đảm bảo cho hướng Bắc.

- Tuyến 3: Từ Đồng Xoài, Lộc Ninh đi Chơn Thành, Dầu Tiếng tới

Đoàn 235 đảm bảo cho hướng Tây Bắc.

- Tuyến 4: Từ Lộc Ninh đi An Lộc, Võ Tùng, Dầu Tiếng đảm bảo cho hướng Tây Bắc.

- Tuyến 5: Từ Bù Đốp, Lộc Ninh, Đồng Xoài đi Lò Gò, Tà Nông

xuống đường 1 với Đoàn 230 và 240, bảo đảm cho hướng Tây và hướng

Nam.

- Tuyến 6: Là tuyến dự bị trên trục lộ 13 đi Bến Cát, Bình Dương và từ lộ 13 đến Dầu Tiếng, Gò Dầu xuống Đoàn 240, tạo thế liên hoàn trên các hướng [54; tr144].

Trong những ngày tháng 4-1975, tại sóc Tà Thiết và Lộc Ninh đã diễn ra các cuộc họp quan trọng.

Ngày 7 tháng 4 năm 1975, tại Hội trường giao ban của Bộ tư lệnh Miền, đồng chí Phạm Hùng đã chủ trì cuộc họp quan trọng giữa đoàn cán bộ của Bộ Tham mưu với Trung ương Cục và Quân ủy Miền, đánh giá toàn bộ tình hình, đồng thời quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị ngày 1 tháng 4 về quyết tâm và phương án giải phóng Sài Gòn với phương châm: “Phải thần

tốc, thần tốc toàn thắng, nhất định toàn thắng”[54; tr 140 – 141].

Chiều ngày 7 tháng 4 năm 1975, đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ

Chính trị từ miền Bắc vào tới Tà Thiết tham gia lãnh đạo thực hiện trận quyết chiến [30; tr186].

72

Ngày 8 tháng 4 năm 1975, cuối cuộc họp, đồng chí Lê Đức Thọ thay

mặt Bộ Chính trị, phổ biến tình hình nghị quyết của Đảng về việc thành lập

Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Bộ chỉ huy do Đại

tướng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, đồng chí Phạm Hùng làm Chính ủy. Các đồng chí Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn và Đinh Đức Thiện làm Phó tư lệnh. Sở chỉ huy đóng tại Tà Thiết [54; tr141].

Trung tuần tháng 4 năm 1975, Tư lệnh các quân đoàn 1 và 3 đã trực

tiếp đến sở chỉ huy chiến dịch Tà Thiết nhận nhiệm vụ [54; tr141].

Ngày 14 tháng 4 năm 1975, Bộ chỉ huy chiến dịch đề nghị và Bộ Chính trị quyết định đặt tên cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn là Chiến dịch Hồ Chí Minh.

“ Bộ chính trị đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là chiến

dịch Hồ Chí Minh” [27; tr 391].

Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Một bộ phận của Bộ chỉ huy chiến dịch - Bộ chỉ huy tiền phương rời Tà Thiết về đóng chỉ huy sở tại Cămxe (Bến Cát). Sở chỉ huy cơ bản vẫn đóng tại Tà Thiết để giải quyết toàn bộ tình hình và chiến trường chung [7; tr425]. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến dịch Hồ CHí Minh kết thúc thắng lợi.

73

Tiểu kết chương III

Sau khi Lộc Ninh được hoàn toàn giải phóng, đã mở ra thời kỳ mới

trong lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện Lộc Ninh, thời kỳ Lộc Ninh trở

thành “ thủ phủ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt

Nam ”, hậu phương trực tiếp của chiến trường Nam bộ, căn cứ địa của Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Quân và dân huyện Lộc Ninh đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình

trong những năm cuối của cuộc chiến tranh, trở thành nơi dự trữ hậu cần

chiến lược cho cả vùng Nam bộ, góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch

74

KẾT LUẬN

Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của quân và dân huyện Lộc Ninh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975), tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Nằm trong đặc điểm chung của chiến trường toàn miền Nam, chiến trường Đông Nam Bộ, Lộc Ninh có những nét riêng và những nét riêng ấy chi phối sâu sắc đến quá trình phát triển của cuộc kháng chiến ở địa phương.

Là một huyện miền núi, ở đây đồng bào dân tộc thiểu số chiếm một bộ phận lớn trong cấu trúc cư dân. Công cuộc kháng chiến ở Lộc Ninh do đó gắn liền với hoạt động tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc ít người và mối liên hệ đoàn kết giữa họ với các lực lượng kháng chiến trong quá trình đấu

tranh chống kẻ thù chung. Đồng thời, Lộc Ninh có số lượng đông đảo công

nhân làm thuê. Đồng bào dân tộc thiểu số và công nhân cao su là hai thành phần cư dân chính ở địa phương tham gia kháng chiến và điều này tạo ra sắc thái riêng ở Lộc Ninh trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 21 năm qua.

Mặc dù ký kết Hiệp định Genève, nhưng đế quốc Mỹ đã ngang nhiên xé bỏ Hiệp định, trực tiếp nhảy vào miền Nam Việt Nam, thay chân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược dưới hình thức chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Trong điều kiện lịch sử mới, quân và nhân dân huyện Lộc Ninh đã kiên trì gìn giữ lực lượng cách mạng, đấu tranh chống địch “tố cộng diệt cộng”, đòi địch thi hành Hiệp định Genève, đòi quyền dân sinh, dân chủ trong các đồn điền cao su. Từ trong phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, từng bước và dưới nhiều hình thức, các đơn vị vũ trang của huyện từng bước được hình thành. Những hoạt động đấu tranh vũ trang hỗ trợ cho đấu tranh chính trị tiến tới cao trào Đồng khởi đã góp phần làm thất bại chính sách “tố cộng diệt cộng” của Mỹ - Diệm

Sau thất bại của chính sách “tố cộng diệt cộng”, Mỹ - Diệm chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, ráo riết bình định miền Nam với quốc sách “ấp chiến lược”. Cùng với quân và dân toàn miền Nam, quân và dân Lộc Ninh khẩn trương xây dựng và ổn định tổ chức chiến trường và

75

lực lượng, phát triển thế trận chiến tranh nhân dân. Các lực lượng vũ trang cùng nhân dân đẩy mạnh phong trào phá ấp chiến lược bằng cả ba mũi giáp công, tổ chức hàng loạt trận phục kích trên quốc lộ 13, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ngụy.

Từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, cùng với toàn tỉnh, quân và dân Lộc Ninh đã tổ chức đánh Mỹ, diệt ngụy, đẩy mạnh thành phong trào rộng khắp trong toàn huyện, góp phần làm suy yếu địch. Cùng với lực lượng chủ lực của trên, lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương nỗ lực chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần đánh bại hai cuộc phản công chiến lược “tìm diệt” và “bình định” của địch trong các mùa khô 1965-1966, 1966-1967, tham gia Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Với những thắng lợi của quân và dân Lộc Ninh đã góp phần làm nên những chiến công vang dội của quân và dân ta trên mặt trận đường 13, góp phần vào chiến thắng chung của quân và dân ta trong việc đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.

Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, địch buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đẩy mạnh “quét và giữ”, “bình định” giành dân, mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Chúng ồ ạt tổ chức các cuộc hành quân vào Lộc Ninh, gây cho huyện rất nhiều khó khăn, tổn thất. Vượt qua mọi cam go thử thách, bộ đội, du kích, nông dân, công nhân trong đồn điền cao su, đồng bào dân tộc thiểu số ở Lộc Ninh đã kiên cường bám trụ, chiến đấu đánh địch càn quét, lấn đất giành dân, giữ vững lực lượng, giữ vững địa bàn. Và, cùng với lực lượng chủ lực của Miền, của Khu, quân và dân Lộc Ninh đã vượt lên, tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ, giải phóng hoàn toàn huyện Lộc Ninh, tạo địa bàn cho việc xây dựng thủ phủ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, căn cứ của Bộ chỉ huy Miền cùng các cơ quan đầu não kháng chiến ở Nam Bộ trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh.

76

Như vậy, trước năm 1972, Lộc Ninh đã thực hiện vai trò của cuộc chiến tranh nhân dân địa phương giống như những vùng khác trên chiến trường

Nam bộ. Những đóng góp và những chiến công của quân và dân Lộc Ninh đã

từng bước góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch ở Lộc Ninh

nói riêng và toàn Miền nói chung. Góp phần vào việc giải phóng huyện năm 1972, trở thành huyện giải phóng đầu tiên của chiến trường Nam bộ. Quân và dân Lộc Ninh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong giai đoạn này

2. Sau khi giải phóng năm 1972, huyện Lộc Ninh giữ vai trò 1 căn cứ

lớn của chiến trường miền Đông Nam Bộ cũng như toàn chiến trường B2.

Huyện được chọn là nơi đặt trụ sở của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam; là đại bản doanh của quân giải phóng; Là nơi tập kết lực lượng, vật lực cho chiến dịch Hồ Chí Minh; đồng thời là nơi đóng của

Bộ chỉ huy chiến tranh trong giai đoạn cuối của cuộc chiến.

Mặc dù đã ký Hiệp định Paris về Việt Nam, nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, ra sức phá hoại Hiệp định. Địch liên tục ném bom Lộc Ninh, sẵn sàng gây lại chiến tranh

lớn. Quân và dân Lộc Ninh một mặt nỗ lực xây dựng vùng giải phóng Lộc

Ninh - thủ đô của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt

Nam vững mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội, mặt khác chủ

động đánh địch vi phạm Hiệp định.

Nằm ở cực bắc miền Đông Nam Bộ, trên triền thoải cuối cùng của cao nguyên Trung Bộ xuống miền Nam, có chung đường biên giới với Campuchia, lại án ngữ trên trục lộ 13 và hành lang Đông - Tây của Đông Nam Bộ, Lộc Ninh có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng. Điều đó làm cho nơi đây trở thành đầu mối cuối cùng của hệ thống đường vận tải chiến lược Bắc - Nam trên bộ, nơi hoàn chỉnh thêm hệ thống tuyến đường Hồ Chí Minh. Do đó, sau khi giải phóng Lộc Ninh đã trở thành một trong những căn cứ địa chiến lược, hậu phương tại chỗ, thủ phủ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và các cơ quan đầu não kháng chiến.

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 74 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)