chiến dịch Nguyễn Huệ, giải phóng hoàn toàn quê hương
Với những thất bại nặng nề trên chiến trường Đông Dương làm cho thế và lực của Mỹ bị suy yếu nghiêm trọng. Kế hoạch bình định của Mỹ ngụy đã bắt đầu đi xuống từ giữa năm 1971. Mùa khô năm 1970 -1971, các sư đoàn tinh nhuệ nhất của ngụy đều bị thiệt hại nặng trên chiến trường Đông Bắc Campuchia và đường 9 Nam Lào.
Thất bại của Mỹ - ngụy ở chiến trường Campuchia đã gây hoang mang mang tinh thần ngụy quân, ngụy quyền về “Việt Nam hóa chiến tranh”. Cục diện chiến tranh chuyển biến có lợi cho ta. Phong trào cách mạng miền Nam tuy có gặp nhiều khó khăn những năm 1969-1971, nhưng ta đã từng bước vượt qua khó khăn, phát triển tương đối thuận lợi vào cuối năm 1971.
Trước tình hình đó, tháng 8 năm 1971 Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương mở cuộc phản công chiến lược trên toàn miền Nam để đánh phá
51
kế hoạch “bình định” của địch, và đề ra nhiệm vụ “kịp thời nắm lấy thời cơ, trên cơ sở phương châm chiến lược đánh lâu dài, đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị và ngoại giao, phát triển thế chiến lược tiến công mới trên toàn chiến trường miền Nam và trên cả Đông Dương, đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ… giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị, kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến trong trường hợp chiến tranh còn kéo dài.
Tiếp đó, vào tháng 11 năm 1971 Hội nghị Thường vụ Trung ương Cục lần thứ 11 đã xác định kế hoạch năm 1972. Ngày 13 tháng 2 năm 1972, Thường vụ Trung ương Cục ra chỉ thị 01/CT-72, chỉ thị để đánh giá tình hình chiến trường: “Thất bại của địch trong mùa khô năm 1970-1971 làm tình hình các mặt trận của địch thêm sa sút, và lúng túng; nhân dân tiến bộ trên thế giới ngày càng lên án cuộc xâm lược của Mỹ và ủng hộ chính sách 7 điểm của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”, “so sánh lực lượng giữa ta và địch đã có bước chuyển biến lớn, thời cơ thất bại của địch và thắng lợi của ta đã rõ. Tình hình đã chín muồi để ta chuyển phong trào lên một bước nhảy vọt…”.
Diễn biến của chiến trường đã làm thay đổi tình hình của ta và địch ở Lộc Ninh. Mỹ đã phải rút quân khỏi Campuchia, bỏ phòng tuyến ngoại biên, xây dựng Lộc Ninh thành trọng điểm của tuyến vòng ngoài Sài Gòn [30; tr 151]. Lộc Ninh lúc này trở thành một trong những mắt xích quan trọng nhất của tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch trên hướng Bắc, Tây Bắc Sài Gòn [3; tr112].
Lực lượng của Mỹ ngụy ở Lộc Ninh gồm 1 chiến đoàn bộ binh, 1 thiết đoàn kỵ binh, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 tiểu đoàn biệt động quân biên phòng, 1 tiểu đoàn pháo binh, 6 đại đội biệt kích và địa phương quân, cùng hàng trăm tên cảnh sát vũ trang. Căn cứ Sư đoàn 9 của quân ngụy ở ngay thị trấn, căn cứ trung đoàn thiết giáp ở Lộc Hòa và căn cứ An Pha (Hoa Lư ) là những yếu
52
khu quan trọng của địch ở Lộc Ninh [30; tr151]. Cụm cứ điểm Lộc Ninh được quân ngụy Sài Gòn mệnh danh là “bức thành thép”, ngăn chặn sự tiến công của “Việt Cộng” từ hướng Tây bắc vào Sài Gòn [63; tr 261].
Trong lúc địch ráo riết xây dựng hệ thống phòng thủ ở Lộc Ninh, tháng 3 năm 1972 Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch Nguyễn Huệ trên chiến trường miền Đông Nam Bộ [7; tr384].
Đồng chí Trần Văn Trà, Phó Tư lệnh Miền làm Tư lệnh chiến dịch, đồng chí Trần Độ, Phó Chính ủy Miền làm Chính ủy [46; tr 444].
Hướng chủ yếu của chiến dịch là đường 13 - Lộc Ninh, Bình Long. Các tỉnh Tây Ninh, Phước Long, Biên Hòa, Long Khánh… là hướng phối hợp thứ yếu [7; tr384].
Tháng 3 năm 1972, Bộ chỉ huy chiến dịch đã về Tà Thiết (Lộc Thành) để chỉ đạo tác chiến [30; tr152].
Ngày 28 tháng 3 năm 1972, Bộ chỉ huy chiến dịch phê chuẩn quyết tâm
chiến đấu tiêu diệt cụm cứ điểm phòng ngự Lộc Ninh [63; tr 259].
Trận tấn công Lộc Ninh bắt bắt đầu hồi 3 giờ 30 phút sáng ngày 5 tháng 4 năm 1972. Bộ đội chủ lực Miền đã lần lượt tiêu diệt trung đoàn thiết giáp số 1, chiến đoàn 9 thuộc sư đoàn 5 ngụy… đánh chiếm toàn bộ căn cứ, đồn bốt địch trong huyện Lộc Ninh [7; tr 385].
Đến ngày 7 tháng 4 năm 1972, bất ngờ xe tăng ta xuất hiện, địch hoang mang bỏ chạy, bộ đội ta tiếp tục truy quét chúng đến tận hang ổ cuối cùng. Sau 2 giờ chiến đấu quyết liệt, toàn bộ sĩ quan, binh sĩ ngụy đều bị diệt hoặc bị ta bắt sống. Lộc Ninh được hoàn toàn giải phóng [7; tr 385].
Sau 4 ngày liên tục vây ép, tiến công địch, ta đã đập tan tan cụm cứ điểm quan trọng của địch trong hệ thống phòng ngự phía tây bắc Sài Gòn. Tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn chiến đoàn 9, trung đoàn 1 thiết giáp, tiểu đoàn 74 biên phòng, hai pháo đội, 15 đại đội bảo an dân vệ cùng toàn bộ hệ thống chính quyền tề diệp của quận lỵ Lộc Ninh, diệt hàng ngàn tên địch, bắt sống 1.876 tù binh trong đó có 1 đại tá, 2 trung tá, 3 thiếu tá và 56 sĩ quan
53
cấp úy, phá hủy và thu hồi 160 cơ giới, 13 khẩu pháo các loại và 2.500 tấn trang thiết bị phương tiện chiến tranh của địch [63; tr 279].
Phối hợp với quân chủ lực, bộ đội địa phương là đại đội 31 của huyện làm nhiệm vụ vây lấn đám biệt kích dân tộc ở đồn Ngo Lơ [7; tr 385] và Lộc Bình, 5 trung đội du kích của các xã Lộc Tấn, Lộc Thắng, Lộc Khánh, Lộc Thiện bám sát và quấy phá các đồn bảo an, ghìm chúng tại cứ điểm [12; tr 37].
Trong chiến dịch lịch sử giải phóng Lộc Ninh, hơn 11.000 công nhân cao su và hàng ngàn đồng bào dân tộc S’tiêng, Khmer đã nổi dậy, phá kìm. Chỉ trong 2 đêm 5 và 6 tháng 4 năm 1972, quần chúng cùng các anh em binh sĩ dưới sự hướng dẫn của cán bộ, đảng viên và du kích mật đã nổi dậy làm chủ hoàn toàn các làng xã [30; tr152].
Một lần nữa bộ đội địa phương và dân quân du kích của huyện đã hoàn thành xuất sác nhiệm vụ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng quê hương.
“Chiến thắng Lộc Ninh đã đi vào lịch sử Miền Đông Nam bộ một điểm son chói thắm. Chẳng những trận đánh đó mở đầu cho chiến dịch Nguyễn Huệ mà còn từ trận thắng đó Lộc Ninh đã trở thành vị trí quan trọng cả về quân sự và ảnh hưởng to lớn về chính trị. Lộc Ninh đã trở thành thị trấn đầu tiên giải phóng ở miền Đông, là nơi diễn ra nhiều sự kiện trong những năm tiếp theo. Là một thị trấn được vinh dự tiễn đưa phái đoàn quân sự ta vào Sài Gòn để đấu tranh buộc địch thi hành Hiệp định Paris. Là một vị trí đầu mối xuất phát của nhiều binh đoàn để làm nên nhữung đòn sấm sét mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Giá trị của chiến thắng Lộc Ninh còn ở chỗ đã đánh dấu cục diện chiến tranh trên chiến trường miền Đông đã bắt đầu thay đổi, đánh dấu một sự trưởng thành của ta và trước thất bại mới của địch” [17; tr 1].
“ Chiến thắng Lộc Ninh góp phần xứng đáng vào chiến công to lớn của quân và dân toàn Miền năm 1972, có tác động đến tiến trình đàm phán hội
54
nghị Paris. Từ đây Lộc Ninh trở thành trung tâm chính trị của chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” [48; tr 52].
Tiểu kết chương II
Sau năm 1954, cũng như nhiều địa phương khác, nhân dân Lộc Ninh kiên cường tiếp tục đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trải qua những năm tháng khó khăn gian khổ do Mỹ -
Diệm gây ra, Lộc Ninh đã từng bước phát triển lực lượng, bắt kịp với phong
trào của toàn tỉnh và sớm hình thành địa bàn của vùng căn cứ địa chiến lược
B2.
Với những chiến công vang dội, quân và dân Lộc Ninh đã từng bước góp phần làm thất bại những âm mưu của Mỹ ngụy ở chiến trường Lộc Ninh
nói riêng và chiến trường Nam bộ nói chung, đồng thời góp phần vào giải
55
CHƯƠNG III
LỘC NINH TRỞ THÀNH THỦ PHỦ CỦA CHÍNH PHỦ LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM, CĂN CỨ ĐỊA CỦA BỘ CHỈ