Sau tháng 4 năm 1972, dân số Lộc Ninh tăng vọt từ 30.000 người lên 60.000 người. Hàng chục ngàn đồng bào Việt kiều Campuchia chạy về Lộc Ninh chỉ với hai bàn tay trắng. Vào lúc ấy lương thực, thực phẩm khan hiếm,
cả huyện Lộc Ninh chỉ còn chưa đầy 100 tấn gạo. Nếu cấp thì mỗi đầu người
57
kinh tế vùng giả phóng”, chúng tìm cách khống chế mọi con đường tới Lộc Ninh [30; tr 156].
Xưa nay đất Lộc Ninh là đồn điền cao su của Pháp, người dân Lộc Ninh phần đông là “phu cạo mủ”, nên đời sống phụ thuộc vào lương thực, thực phẩm do chủ đồn điền cung cấp từ Sài Gòn lên. Các giống cây lương
thực, hoa màu, công cụ lao động và cả kinh nghiệm sản xuất của đồng bào
đều không có, vì thế nạn đói đã xuất hiện. Hàng chục ngàn đồng bào vừa từ ấp chiến lược trở ra và từ Campuchia trở về với hai bàn tay trắng, đói khát và ốm đau nhiều. Hàng ngàn đồng bào khác trên đường chạy về Bình Dương đã bị máy bay Mỹ ngụy bắn chết. Hàng trăm cán bộ chiến sĩ Lộc Ninh phải tập
trung vào việc vận động tổ chức cho đồng bào về các thôn xóm, xã ấp mới
thành lập. Cán bộ và chiến sĩ đều phải dành một phần lương thực, thực phẩm của mình để cứu đói cho đồng bào.
Tình hình Lộc Ninh lúc này là rất khó khăn, “nói chung đồng bào tập
trung vào chạy ăn, tư tưởng lo địch đánh phá chết chóc, và lo chết đói….. dân cạo mủ có ngày 1 bữa cháo, có gia đình nhịn đói.” [23; tr 5]
Để góp phần giải quyết những khó khăn, Trung ương Cục Miền Nam
quyết định gửi tặng nhân dân tỉnh Bình PhướcP4F
5
P
1000 tấn gạo, muối, thuốc men [3; tr 122].
Huyện ủy Lộc Ninh lúc này đã chỉ đạo cho tất cả các ban ngành và các xã tổ chức mua hoặc đổi lương thực bên kia biên giới về cứu đói cho đồng bào [30; tr 157].
Phong trào “ sản xuất lương thực” được phát động trong toàn huyện. Một số “ Tổ đoàn kết” trong nhân dân đựơc ra đời để cùng nhau phát triển sản
xuất, giúp đỡ lẫn nhau. Đến đầu mùa mưa năm 1972, ở Lộc Ninh đã có gần
một ngàn héc ta hoa màu [30; tr 158].
5 Ngày 30 tháng 1 năm 1971, Trung ương cục miền Nam quyết định thành lập phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972, phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập [31; tr 8].
58
Chỉ trong một thời gian ngắn, đời sống của nhân dân Lộc Ninh đã ổn định: lúa, bắp, mì tự sản xuất đã nuôi sống nhân dân Bình Phước và đóng góp
một phần cho cách mạng [3; tr 122].
Trong chiến tranh, hoạt động của công nhân cao su bị ngưng trệ, công nhân bị thất nghiệp, đời sống rất khó khăn. Đến năm 1973, các đồn điền cao
su ở Lộc Ninh được khôi phục, công nhân lại tiếp tục sản xuất mủ cao su để
phục vụ công nghiệp quốc phòng, công nghiệp dân dụng tại chỗ và chuyển ra miền Bắc. các lô cao su được chăm sóc trở lại. Chính quyền xã ấp cũng tham gia cùng công nhân quản lý đồn điền. Du kích, dân quân tự vệ vừa sản xuất, vừa tổ chức trận địa bảo vệ ngay tại vườn cao su [30; tr 163]. Sau một thời
gian ngắn, các xưởng chế biến mủ Krep cũng được khôi phục. Hơn 2000 tấn
mủ cao su ở Lộc Ninh đã chuyển ra miền Bắc trong 2 năm 1973 – 1974 [30; tr 164].
Người công nhân cao su nói riêng, người dân Lộc Ninh nói chung đã
góp phần đầu tiên vào sự ra đời nền công nghiệp của xã hội mới ở miền Nam
trong vùng giải phóng [30; tr 164].
Cùng việc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, xây
dựng nền sản xuất mới, việc tổ chức nền văn hóa, giáo dục và y tế sau giải phóng cũng được chú trọng.
Về văn hóa, nhằm xây dựng đời sống văn hóa mới, các đoàn văn công, chiếu bóng của Bình Phước, Ban tuyên huấn Miền và của các binh đoàn chủ lực thường xuyên tổ chức biểu diễn văn nghệ, chiếu phim ở các phum, sóc, làng xã trong huyện [30; tr 166].
Sau giải phóng, được sự chi viện của tiểu ban giáo dục thuộc Ban tuyên
huấn Trugn ương Cục, hàng chục cán bộ giáo dục đã về căn cứ và các vùng
giải phóng Lộc Ninh để cùng với các cấp chính quyền cách mạng ở đây tổ chức hệ thống giáo dục mới [30; tr 165]. Một số trường và lớp học phổ thông từ cấp 1 đến cấp 3 được xây dựng và đi vào hoạt động. Ở các làng xã cũng bắt đầu xuất hiện những trường lớp.
59
Đầu năm 1974, Trường phổ thông cấp 3 huyện Lộc Ninh đã khai giảng năm học đầu tiên [30; tr 165]. Hệ thống trường bổ túc văn hóa cũng được mở trong các cơ quan và ở các làng xã.
Về y tế, Lộc Ninh bệnh sốt rét là căn bệnh kinh niên của vùng cao su và vùng rừng núi miền Đông Nam bộ. Sau giải phóng do dân số tăng lên nhanh
chóng nên thuốc men khan hiếm, bệnh sốt rét và nhiều bệnh khác hoành hành
trong đời sống cán bộ chiến sĩ và đồng bào các dân tộc.
Được sự chi viện của tỉnh Bỉnh Phước và Trung ương Cục, đến tháng 5 năm 1972 Lộc Ninh đã đẩy lùi được bệnh sốt rét [30; tr 166].
Bệnh viện tỉnh về đóng ở Lộc Tấn, cùng với Quân y Miền và các trạm
quân y của Trung ương Cục miền Nam về đóng ở Lộc Ninh sẵn sàng chữa
bệnh, cấp cứu miễn phí cho mọi người Ở các làng, phum, sóc đều có trạm y tế. [30; tr 165].
Với thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế ,văn hóa, giáo dục, y
tế… quân và dân Lộc Ninh đã góp phần bảo vệ vững chắc vùng giải phóng
đầu tiên ở Nam bộ.
3.2. Xây dựng Lộc Ninh trở thành trung tâm chính trị, căn cứ địa vững chắc của Bộ chỉ huy Miền