Tổ chức lại lực lượng và hoạt động của chi bộ Đảng ở Lộc Ninh

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 29 - 31)

Theo các điều khoản của Hiệp định, các đơn vị của ta ở miền Nam sẽ tập kết chuyển quân ra miền Bắc trong thời hạn 80 ngày sau khi hiệp định có hiệu lực. Theo đó các cán bộ chiến sĩ chiến đấu ở Lộc Ninh cũng sẽ tập trung

về chiến khu Đ để tập kết chuyển quân ra miền Bắc [3; tr 56].

Ở Lộc Ninh sau khi chuyển quân đi tập kết, cơ sở Đảng, cơ sở cách

mạng còn lại rất ít. Ở Lộc Ninh sau hiệp định, các đảng viên được phân công

ở lại đã tổ chức ra cập ủy mang mật danh là K do đồng chí Sáu Su lãnh đạo. Đầu tháng 1 năm 1955, thực hiện chủ trương của Xứ uỷ, tỉnh Thủ Biên

trong chống Pháp được chia thành hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa.[3; tr

57], Đảng bộ tỉnh Thủ Biên cũng được tách ra thành hai đảng bộ là: Đảng bộ Biên Hòa và Đảng bộ Thủ Dầu Một cho phù hợp với địa lý hành chính mới. Vùng Lộc Ninh được đặt dưới sự lành đạo của Tỉnh ủy Thủ Dầu Một. Để gây dựng lại phong trào, Tỉnh ủy đã bố trí một số cán bộ đi vào hoạt động trong đồng bào dân tộc và công nhân cao su Lộc Ninh.

Ngày 26 tháng 2 năm 1955 chi bộ Đảng đầu tiên trong chống Mỹ ở Lộc

Ninh được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Tuyết làm bí thư [3; tr 58].

Việc thành lập lại chi bộ có ý nghĩa quan trọng, nhằm gắn kết phong trào

công nhân cao su với đồng bào các dân tộc trong toàn vùng [30; tr 80]. Chỉ

trong một thời gian ngắn, chi bộ đã tổ chức được “Hội lao công tương tế” [3;

tr 58]. Ngay sau khi thành lập, chi bộ Lộc Ninh đã tổ chức và vận động nhiều công nhân cao su đồn điền Xét – xô tham gia vào các hoạt động củng cố lực lượng, giữ vững phong trào.

Việc xây dựng và phát triển cơ sở Đảng là một trong những nhiệm vụ

trọng tâm, cấp bách của phong trào cách mạng ở Lộc Ninh lúc này. Trong

thực tiễn đấu tranh, chi bộ Đảng Lộc Ninh đã giáo dục, bồi dưỡng được nhiều nhân tố tích cực làm nòng cốt, trên cơ sở đó đã kết nạp được một số đảng viên

24

mới. Đến tháng 9 năm 1955, từ một chi bộ ban đầu, ở Lộc Ninh đã phát triển thêm 4 chi bộ Đảng ở các vùng: Xóm Bưng, nhà máy cao su, làng 3, làng 5.

Một số nơi như: làng 2, 4, 7, 9, 10, Brelin đều đã có đảng viên hoạt động.

Phong trào cách mạng của nhân dân Lộc Ninh dần dần được khôi phục.[30; tr 83].

Đến cuối năm 1956, trước tình hình truy lùng gắt gao của Mỹ - Diệm, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một thực hiện chủ trương “Điều lắng cán bộ” nhằm thực hạn chế mức tổn thất lực lượng. Những đảng viên bị lộ thì được điều đi nơi

khác hoặc tập hợp thành từng Chi bộ lộ rồi rút ra vùng căn cứ. Những Đảng

viên chưa bị lộ thì nằm im để qua mắt địch hoặc thành lập các Chi bộ bí mật tiếp tục hoạt động công khai, hợp pháp. Nhưng trong thời kỳ này, địch khủng bố, đàn áp rất khốc liệt, do đó chỉ trong một thời gian ngắn lực lượng cán bộ và cơ sở cách mạng ở Lộc Ninh bị tổn thất lớn. Một số đảng viên bị địch theo

dõi và bị bắt, nhiều chi bộ mới thành lập vào cuối năm 1955, nay không còn

đảng viên nào. Ở các làng 2, 4,7,9 và 10 cũng không còn đảng viên hoạt động. Để phù hợp với các tỉnh mới ra đời theo tổ chức hành chình của chế độ ngụy, đầu năm 1959 Tỉnh ủy Thủ Dầu Một được chia thành 3 tỉnh ủy mới: Bình Long, Phước Long và Bình Dương. Đến cuối năm 1959, Ban cán sự Đảng của Lộc Ninh được thành lập.

Ban cán sự Đảng Lộc Ninh tổ chức hai đội công tác hoạt động bám cơ sở, xây dựng phong trào. Khối đồng bào các dân tộc ở ven biên giới trước đây chưa được quan tâm đầy đủ, nay ban cán sự tổ chức hẳn một mũi, gồm những đồng chí thành thạo địa hình, biết nới tiếng dân tộc và phong tục tập quán của đồng bào Khmer, S’tiêng để dễ hoạt động. Mũi công tác này do đồng chí Út Nhỏ, Ba Dừa phụ trách. Một mũi khác do các đồng chí đã có kinh nghiệm hoạt động trong công nhân, được cắt cử thâm nhập trở lại thị trấn và các làng

sở trong đồn điền[30; tr 87]. Do chính sách kìm kẹp và khủng bố gắt gao của

địch, các mũi công tác khi trở lại bám dân gặp rất nhiều khó khăn.

Trong những ngày khó khăn ấy, những người cộng sản và cơ sở cách mạng đã vượt qua mọi thử thách, hy sinh để kiên trì bám dân, gây dựng phong

25

trào. Đến cuối năm 1959, hầu hết các thành viên của các mũi công tác đã về ở hẳn trong dân. Các cơ sở Đảng và các tổ chức thanh niên đã hình thành ở

nhiều xã. Ở các xã như Lộc Tấn, Ninh Thái, Lộc Thành, làng 2 và làng 9 đều

có từ 5 đến 8 thanh niên tham gia vào chi đoàn thanh niên. Đến đầu năm 1960, chi bộ phố chợ Lộc Ninh được thành lập. Các làng 2, 3, 5, Cốc Rưới và Xóm Bưng mỗi nơi có 1 chi đoàn thanh niên[30; tr 89].

Tháng 5 năm 1960, một tổ tuyên truyền vũ trang do đồng chí Năm Trực

phụ trách thuộc lực lượng của xứ ủy đã đươc giao nhiệm vụ về hoạt động ở

khu vực Lộc Ninh [3; tr 69], nhằm soi đường và xây dựng cơ sở cách mạng,

phát triển các tổ chức đoàn thể cách mạng trong các làng, phum sóc ở Lộc Ninh, xây dựng hành lang trên toàn địa bàn Lộc Ninh – Bù Đốp.

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)