Vương quốc Myanmar, đạo Phật đã phát triển mạnh mẽ từ thời kỳ Pagan và Avạ (khoảng thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI) và tiếp tục phát triển cho đến tận ngày nay Trong

Một phần của tài liệu quan hệ văn hóa ấn độ - đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên (Trang 90 - 92)

CHƯƠNG 3: NHỮNG DẤU ẤN CỦA MỘT THỜI KỲ HINDU HÓA TRONG NỀN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC ĐÔNG NAM Á

3.2.1. vương quốc Myanmar, đạo Phật đã phát triển mạnh mẽ từ thời kỳ Pagan và Avạ (khoảng thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI) và tiếp tục phát triển cho đến tận ngày nay Trong

Avạ (khoảng thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI) và tiếp tục phát triển cho đến tận ngày nay. Trong thời kỳ vương quốc Pagan thịnh vượng (1044-1287), một nền văn hóa dân tộc đã được hình thành mang đậm dấu ấn Phật giáo, nhiều ngôi chùa, tháp được xây dựng, tuy vương quốc Môn bị vương quốc Pagan chinh phục nhưng nhiều yếu tố văn hóa của người Môn được người Miến ở Pagan tiếp thu và phát triển, về sau, ảnh hưởng của văn hóa Môn giảm đi. Thế kỉ XII, Pagan là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á, dưới ảnh hưởng Phật giáo đến từ Ấn Độ, vương quốc Pagan phát triển cả về lãnh thổ lẫn kinh tế và xã hội.

Pagan là vương quốc lấy Phật giáo Tiểu thừa làm quốc giáo. Do vậy, cư dân cổ ở đây rất sùng đạo. Bên cạnh những chùa tháp do tầng lớp vua, chúa, quý tộc giàu có xây dựng còn có những ngôi chùa do dân chúng tự bỏ tiền ra xây dựng. Chùa ở Miến Điện có hình dạng khối hộp xây dựng trên mặt đất, bên trên có các bậc hồi lang vòng quanh nhỏ dần về phía đỉnh. Phần đỉnh có dạng hình tháp hoặc hình chuông vươn cao lên trời. Chùa cao nhất là chùa Habinio cao 64m, nhưng ngôi chùa đẹp nhất ở Pagan là chùa Ananda.

Chùa Ananda nổi bật giữa đô thị cổ Pagan, chùa được xây dựng vào năm 1090. Đây là một ngôi chùa tiêu biểu cho kiến trúc chùa Miến Điện. Đứng từ xa nhìn chùa Ananda, chúng ta thấy ngay những bức tường trắng, chóp đỉnh của chùa làm bằng vàng cùng với nhiều đỉnh tháp nhỏ làm người xem liên tưởng đến vùng đất huyền thoại khi các nhà sư thiền định tưởng tượng, phủ đầy tuyết trắng và tràn ngập ánh nắng.

Với lòng tôn sùng Phật giáo sâu đậm như thế nên ở Myanmar đã xuất hiện một số nghề thủ công rất độc đáo, trong đó có thể kể đến nghề dát vàng lá cực mỏng cung cấp cho hàng chục triệu dân khắp đất nước để họ đến chùa dán lên tượng phật hoặc bán cho các xưởng điêu khắc, nặn tượng để họ dát vàng. Hằng năm đất nước Phật giáo này phải chi một lượng tiền của khổng lồ chỉ riêng cho việc dát vàng để dán lên tượng phật đủ biết sức mạnh tín ngưỡng ghê gớm đến chừng nào.

Bên cạnh kiến trúc chùa tháp, chùa là những kiến trúc dạng tu viện Phật giáo, nơi dành cho các nhà sư tu hành. Tu viện Kalayqua nơi tu hành của hơn 1300 sư, trong đó 1000 sư nam và 300 sư nữ. Đây còn là trường học gồm chủ yếu là con em nhà nghèo, nhận trẻ từ 7 tuổi trở lên, nuôi cho ăn học đến hết trung học phổ thông. Tu sĩ phải đọc kinh đồng xướng trước bữa ăn, mỗi ngày chỉ ăn 1 bữa vào 11 giờ trưa nên phải ăn thật no để còn nhịn đói đến trưa hôm sau. Sáng phải ra đường khất thực từ 6 giờ 30 đến 10 giờ 30. Phật giáo tiểu thừa không kiêng ăn thịt động vật. Các sư nữ được miễn công việc khất thực ngoài đường chỉ tiếp việc cho tu viện, các sư nam con nhà giàu vì được cha mẹ đóng góp nhiều nên cũng được miễn việc khất thực ngoài đường. Chương trình đào tạo của tu viện ngoài môn phật

học, tu sĩ phải học đủ các môn như ở trường ngoài. Bằng tốt nghiệp của tu viện có giá trị như ở mọi trường trung học, được dùng để thi vào Đại học.

Quả thật, Phật giáo đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cư dân ở Myanmar, với hàng nghìn ngôi chùa tháp được xây dựng trên suốt dọc chiều dài của đất nước đã chứng tỏ lòng khát ngưỡng tâm linh cháy bổng của dân tộc, của đất nước Chùa Vàng này.

Một phần của tài liệu quan hệ văn hóa ấn độ - đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)