Phật giáo ở Phù Nam

Một phần của tài liệu quan hệ văn hóa ấn độ - đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 2: SỰ HIỆN DIỆN CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á MƯỜI THẾ KỶ ĐẦU CÔNG NGUYÊN

2.1.1. Phật giáo ở Phù Nam

Qua thư tịch cổ Trung Hoa và các tài liệu khảo cổ học cho thấy Phù Nam là một quốc gia Ấn Độ hóa từ rất sớm, cả Ấn Độ giáo lẫn Phật giáo đều tồn tại và phát triển với nhiều hình thức thể hiện độc đáo, theo những phong cách nghệ thuật Ấn Độ. Ban đầu, có vẻ Ấn Độ giáo chiếm ưu thế nhưng về sau Phật giáo lại giành được vai trò quan trọng ở vương quốc này và biến Phù Nam trở thành một trung tâm Phật giáo ở Đông Nam Á.

Phật giáo đến Phù Nam từ rất sớm, những nhà sư đầu tiên đến đây rất sớm có thể đến trước cả các đạo sĩ Bàlamôn. G. Coedes trong Các nhà nước Hindu hóa cho rằng “đạo Phật đã mở đường xuất hiện tại Đông Nam Á trước đạo Bàlamôn” [18,tr.44]. Nhà sư “Ma Ha Kỳ Vực người Tây Thiên Trúc đã vân du khắp xứ văn minh mọi rợ, không ở yên một nơi nào...Sư đi từ Tây Thiên Trúc đến Phù Nam, rồi dọc bờ biển sư đến Giao Châu và Quảng Châu. Vào cuối triều Huệ đến nhà Tấn (290-306) sư đến Lạc Dương (Huệ Đạo.Cao Tăng truyện). Sách Cổ châu pháp vân phật bản hạnh ngữ chép: “ Khâu Đà và Ma Ha Kỳ Vực đã cùng nhau tới Luy Lâu, trị sở của Sĩ Nhiếp vào cuối thời Hán Linh Đế (168-169)”.

Hai cuốn sách trên cùng ghi chép một sự kiện về chuyến đi truyền đạo của Ma Ha Kỳ Vực nhưng thời gian thì cách xa nhau. Theo các nhà nghiên cứu Phật giáo Việt Nam thì đã có những nhà sư Tây Trúc đến Luy Lâu vào những thế kỷ I - II sau công nguyên. Nếu theo

Cao Tăng truyện trước Ma Ha Kỳ Vực đến Luy Lâu thì ông đã ở Phù Nam một thời gian. Nếu lấy thời gian mà sư này đến Luy Lâu theo Cổ châu pháp vân Phật bản hạnh ngữ là khoảng thời gian 168 - 169 thì Phật giáo đã có mặt ở Phù Nam từ thế kỷ II sau công nguyên trở ngược lại tức là trước thời điểm vào miền Bắc nước ta.

Nếu căn cứ vào di vật để lại thì Phật giáo tồn tại ở Phù Nam chậm hơn khoảng hai đến ba thế kỷ. Phật giáo chỉ được phản ánh qua minh văn từ thế kỷ V trở đi thể hiện qua việc tìm thấy những pho tượng Phật ở vùng Nam Bộ Việt Nam, xưa thuộc lãnh thổ Phù Nam. Có khoảng hơn 50 pho tượng phật, đặc biệt trong số đó hiện đã có tới 32 pho tượng phật đứng bằng đồng, đá và nhiều nhất là bằng gỗ. Căn cứ theo tầng văn hóa (ở độ sâu 1,5 - 2m) và định niên đại C14 với các pho tượng bằng gỗ, thời gian của chúng được xác định vào thế kỷ V. Ngoài ra, căn cứ trên sự phân tích của các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật về đặc điểm tiếu tượng học và nghệ thuật, các pho tượng Budhapad của Phù Nam thuộc

phong cách nghệ thuật Hậu Gupta và niên đại khá thuyết phục của nó có thể là thế kỷ V hoặc muộn hơn một chút vào thế kỷ VI. Có thể Phật giáo đã xâm nhập vào Phù Nam từ thế kỷ I - II trải qua quá trình phát triển đến thế kỷ IV - V thì xác lập và phổ biến tại đây.

Đạo Phật có cơ sở từ trước đã phát triển mạnh ở giai đoạn này. Cho nên trong khoảng 479 - 482 ở Quảng Đông (Trung Quốc) có tu viện Phật giáo Vasali, ở đây “có một pho tượng lớn bằng đá được chở từ Phù Nam đến thờ”.

Có ít nhất hai pho tượng thuộc phong cách Amaravati được phát hiện ở An Giang. Phong cách Amaravati xuất hiện ở miền Trung Ấn Độ vào khoảng thế kỷ III - thế kỷ II trước công nguyên. Theo phong cách Amaravati , đức Phật mặc áo cà sa bó thân, vạt áo xếp thành những gợn sóng nhỏ lăn tăn, đều, đồng tâm.

Cùng phong cách với những bức tượng phật được phát hiện ở An Giang là một số tượng Phật nhỏ bằng đồng được phát hiện ở miền Nam Thái Lan với những đặc trưng như “tính khái quát, ước lệ nhưng khỏe, chắc của nghệ thuật Amaravati” [11,tr.49]. Niên đại của nhóm tượng mang phong cách Amaravati tìm thấy được ở Thái Lan và Việt Nam khoảng thế kỷ III - IV.

Ngoài ra, ở một số địa điểm khác thuộc địa bàn của vương quốc cổ Phù Nam cũng phát hiện được 20 pho tượng phật, 9 pho tượng gỗ, 3 pho tượng đồng chế tác theo đúng phong cách, kiểu dáng tượng Phật đứng Buddhapad, lấy ý tưởng từ hình dáng đức Phật trên những điện thờ ở hang Ajanta và được xếp vào phong cách gọi là phong cách Hậu Gupta, thế kỷ V-VI. Đặc trưng của tượng Phật Buddhapad là vóc dáng đức Phật thanh mảnh, áo cà sa bó thân, vạt trước vẫn giữ lại những đường nét thời Amaravati nhưng ngắn hơn vạt sau, nổi nhẹ lên vết gờ trên xương ống chân, tay trái nắm vạt áo, tay phải để hở, lập ấn vô húy hoặc thế độ. Những đặc trưng đó đã thể hiện được những đường nét khái quát của tôn giáo, nghệ thuật Phật giáo, tạo nên một trường phái tượng Phật đứng Buddhapad của vương quốc cổ Phù Nam.

Nổi bật lên trong phong cách này là pho tượng Nền Chùa thuộc Kiên Giang. Đây là pho tượng Phật đứng (Buddhapad) trên đài sen, cách điêu tạc liền thành một khối sa thạch rất cứng và rất mịn, thân tượng nhẵn bóng, có màu xám sẫm, thể hình rõ từng nét tinh tế, pho tượng tương đối nhỏ, cao 49 cm, bệ cao 9,5cm, có 2 tầng hình tròn bên trên, chữ nhật

bên dưới. Ở địa điểm Nền Chùa, có 20 pho tượng Phật đứng còn thể hiện những nét sáng tạo độc đáo đặc biệt. Đó là sự bổ sung ở một số pho tượng đá và gỗ, một thế tay khác là Vitarkamudra (giáo luận), ngoài 2 thế tay đã kể trên, ngón cái và ngón trỏ bàn tay phải tiếp xúc với nhau, lòng bàn tay hướng ra phía trước.

Một nữa đã biết của số tượng nay được tạc bằng gỗ, có pho cao 1,67m, có pho cao 2,20m có niên đại chắc chắn thuộc thế kỷ V - VI, thật quả là một sự sáng tạo kỳ vĩ vì pho tượng cao như thế mà lại là cây gỗ dài, rất khó tạc đầu, chân và tư thế tay, nhưng lại dễ thể hiện dáng thanh mãnh, người dây mà nghệ sĩ dù sao cũng cố gắng cho ta thấy vạt uttrarasangra được nâng trên tay trái và thế vitarka ở bên tay phải. Rõ ràng đây là sự sáng tạo theo nhu cầu và hoàn toàn thích hợp với điều kiện địa phương mà vẫn cố gắng tuân thủ các quy tắc Buddhapad mà người ta không hề thấy sự tương tự ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cho nên hoàn toàn có cơ sở để coi có một trường phái Nền Chùa hay trường phái Phù Nam của Buddhapad ở thế kỷ VI.

Do tính chất nghiêm ngặt của quy tắc tiếu tượng, trừ một số ít pho tượng có xuất xứ từ Ấn Độ, nói chung các pho tượng Phật đứng thanh mảnh khác ở Đông Nam Á có lẽ đều có nguồn gốc từ Phù Nam, tạo tác theo một nguyên mẫu và một quy tắc tiếu tượng, một cách sáng tạo với những nét khác nhau ít nhiều giữa những pho tượng, rồi được đưa đến những nơi khác nhau trong quá trình truyền bá đạo Phật và giao lưu kinh tế - văn hóa với Phù Nam. Cho nên, có thể nói Phật giáo và tượng Phật đứng Buddhapad là một biểu hiện đặc trưng của văn hóa Phù Nam. Những nơi nào có tượng Phật này chính là phạm vi lãnh thổ Phù Nam hoặc có quan hệ giao lưu thường xuyên mật thiết với Phù Nam. Điển hình là nhóm tượng Phật đứng tìm thấy ở Angkor Borei bao gồm cả tượng Toul Ta Hoy địa điểm nằm trên thềm cao hữu ngạn sông Hậu (sông Mekong) chỉ cách Borei vài chục km về phía Bắc, tượng Vat Romlok và tượng Toul Lean ở ngay Angkor Borei, nay thuộc tỉnh Tà Keo giáp (An Giang) Việt Nam nối với sông Hậu và Ba Thê - Óc Eo bằng hệ thống kênh đào.

Như vậy, có thêm một yếu tố trong mối quan hệ mật thiết với Phù Nam và Phật giáo Phù Nam, “Angkor Borei hẳn cũng là một vị trí quan trọng của phật giáo, của đời sống chính trị và văn hóa Phù Nam”[39, 135].

Phù Nam tồn tại cả hai trường phái Phật giáo: Phật giáo tiểu thừa (phái Nam tông) và Phật giáo đại thừa (phái Bắc tông). Phật giáo tiểu thừa được truyền bá vào Phù Nam sớm hơn. Những pho tượng gỗ theo phong cách Dvaravati (Miến Điện) tìm thấy ở Gò Tháp nói lên điều này. Tăng lữ Phật giáo Tiểu thừa từ Ấn Độ theo các đoàn thuyền vượt biển tiến về hướng Nam đến Phù Nam sau đó mở rộng ảnh hưởng ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á hải đảo và phần nam bán đảo Đông Dương. Như vậy, Phù Nam đóng vai trò trung tâm Phật giáo tiểu thừa của khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Tượng Phật đứng - hang 19 - Ajanta

Một phần của tài liệu quan hệ văn hóa ấn độ - đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)