Champa và sự ảnh hưởng của Siva

Một phần của tài liệu quan hệ văn hóa ấn độ - đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên (Trang 61 - 70)

Hari-hara-Phnom Da

2.2.2. Champa và sự ảnh hưởng của Siva

Các tôn giáo Ấn Độ cũng có vai trò rất lớn đối với người Chăm. Qua bia ký, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc…, ta thấy cả hai tôn giáo lớn của Ấn Độ là Phật giáo và Ấn Độ giáo đều có mặt ở Champa. Nhưng tôn giáo được thịnh hành nhất là Siva giáo. Người Chăm thờ thần Siva chủ yếu dưới dạng Siva - Linga biểu tượng cho sức mạnh sinh thành của vũ trụ, cho uy lực của vương quyền.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, “từ khi mới lập quốc, người Chăm đã chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ một cách sâu đậm. Họ theo phong tục, tôn giáo, pháp luật, tư tưởng chính trị Ấn Độ”[23, tr.19].

Về mặt tôn giáo, có nhiều bằng chứng cho thấy từ rất sớm cư dân Champa thu nhận cả Phật giáo lẫn Ấn Độ giáo. Tấm bia cổ nhất ở Đông Nam Á - bia Võ Cạnh được tìm thấy ở Nha Trang thể hiện rõ tư tưởng phật giáo, trong văn bia có đoạn “từ bi trắc ẩn đối với chúng sanh”[12,tr.353]. Ngoài ra, còn có một pho tượng Phật bằng đồng có niên đại thế kỷ IV - VI được tìm thấy ở Đồng Dương. Từ đây có thể suy đoán trong thời kỳ đầu xây dựng vương triều quốc gia dân tộc, Champa cũng sớm trở thành một trung tâm Phật giáo của khu vực. Tuy nhiên, từ thế kỷ VI - VII trở đi, các văn bia ở Champa cho thấy Ấn Độ giáo chiếm ưu thế vì thông qua các bia ký, các nhà nghiên cứu xác nhận một đặc điểm về tôn giáo của cư dân Chăm cổ, “cho đến thế kỷ VII, Ấn Độ giáo mà chủ yếu là Siva giáo đã trở thành tôn giáo chính thống của vua chúa Champa, đã ra đời cả một thánh địa tôn giáo - khu Mỹ Sơn, đã mọc lên nhiều đền thờ các thần Ấn giáo và nhiều tượng thần với nhiều dạng khác nhau làm ra để thờ phụng” [12,tr.355].

Có nhiều bằng chứng cho thấy cư dân Chăm rất sùng kính thần Siva. Các văn bia cổ khắc chữ Phạn (Sanskrit) trong thung lũng Mỹ Sơn đã tôn Siva là “chúa tể của muôn loài”, “là cội rễ của nước Champa”. Thần Siva thường được thờ dưới ngẫu tượng sinh thực khí nam giới (Linga). Trong 128 bia ký quan trọng của Champa mà hiện nay được biết, thì có

92 thuộc Siva giáo, 5 nói về Brama, 7 nói về Phật, 3 nói về Visnu, 21 không rõ. Cho đến nay đã có hai đầu tượng Siva bằng vàng được tìm thấy tại Quảng Nam, nhưng vẫn chưa tìm thấy một tượng nào của các vị thần khác làm bằng chất liệu quí như vậy. Theo ông Hall, tác giả quyển Lịch Sử Đông Nam Á cũng cho rằng thuỷ quân Java đã có lần đến cướp một pho tượng thần chủ (Siva) bằng vàng to hơn người thật ở đền Panduranga (Phan Rang).

Thần Siva (theo nghĩa tiếng Phạn là “tốt lành”) là một trong ba vị thần chính của Ấn Độ giáo. Thần cũng là một trong ba ngôi tối linh (tam vị nhất linh - Trimutri). Từ quan điểm đó phát sinh ra những trường phái khác nhau, có phái thờ thần Siva, phái thờ thần Visnu, phái thờ thần Brama. Thần Siva được mệnh danh là thần Huỷ diệt, theo quan điểm “thần luận”, chính sự huỷ diệt của Siva là sự huỷ diệt cái cũ để sáng tạo nên cái mới. Do vậy, người ta coi thần Siva như là thần Sáng tạo, và có chức năng coi đầu sinh và đầu tử.

Siva, theo thần tích là sức mạnh vũ trụ, là ngọn lửa đốt cháy, sức hủy diệt những gì là vô ích đối với trái đất, chứ không phải là sự hủy diệt nói chung. Như vậy, trong tư duy của con người, Siva là vị thần phải có và có ích, nhưng ở chỗ nào đó đi hơi quá đà nên mới cần có Visnu.

Siva được quan niệm là vị thần ưa hoạt động có 5 đầu và 10 tay (sadaviva, luôn luôn thắng lợi), là vua của vũ điệu (Nataraja), đã nhảy điệu múa vũ trụ (tandava) mừng thành tích của mình.

Siva có 8 hình thái, 8 tên gọi, là vị thần có 3 mắt “nhìn thấu suốt”. Cho nên các tượng Siva thường có búi tó “củ hành”, cài trăm hình trăng lưỡi liềm, có con mắt thứ ba ở trán và đeo dây theo (Yajânapavati - dây theo Bàlamôn, là một vòng trang sức quanh cổ và nối liền nhau ở một dây trang sức thứ ba).

Các vật biểu tượng của Siva là cái đinh ba, tràng hạt, cái trống, cái bình, sọ người và một vòng dây thừng. Vợ (hay sakti) của Siva có những tên gọi Durgâ, Umâ, Kâli, Pavati…Siva có hai con với Pavati, là Skanda và Ganesa. Cả hai đều là những vị thần trẻ tuổi, Skanda được quan niệm là một thanh niên có 6 đầu, từ 2 - 12 cánh tay, cầm cung, kiếm, rìu và lưỡi tầm sét, có vật cưỡi là con công. Hình tượng riêng của Skanda rất ít thấy thể hiện, nhưng đôi khi một con công bên cạnh Siva là dấu hiện thể hiện con bên cha (riêng

bảo tàng Chàm - Đà Nẵng có 1 tượng Skanda vào loại hiếm và đẹp nhất mà người ta được biết).

Ganesa có mình người đầu voi , là nam thần có vai trò dọn dẹp các vật chướng ngại trước khi tiến hành công trình. Tay cầm bát đỡ vòi, ngà bên trái bị gãy trong một cuộc giao tranh với Parasurama, hiện thân của Visnu, sự thể hiện cũng phong phú trong điêu khắc của cả Champa và Campuchia. Nhưng điều lạ là Ganesa lại có vật cưỡi là chuột, thật là đầu voi đuôi chuột. Tượng Ganesa ở Bảo tàng Đà Nẵng có con chuột nhỏ bám trên mắt cá chân.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Lương Ninh, tại vương quốc cổ Champa có ít nhất 19 hình tượng Siva: có Siva đứng (tiếc là đã gãy hai tay), có lẽ thuộc Hòa Lai, lại có Siva đứng toàn thân, có bệ, thuộc phong cách Mĩ Sơn. Pho tượng tròn thứ ba là pho tượng Siva ngồi, theo tư thế ngồi kiểu xếp bằng chân trái và co “bó gối” chân phải. Tiếp theo là 7 hình tượng nữa tròn.

Ngoài ra là hình tượng thể hiện bằng phù điêu trên lá nhỉ. Có 7 phù điêu lá nhỉ thể hiện Siva - vua vũ điệu đang múa, có 8, 10, đến 16 tay, nhiều khi có tới 10 thần tử nhỏ bé đứng chắp tay dưới chân.

Siva ở Champa phong phú hơn và đẹp hơn nhiều ở Campuchia. Không thể so được về giá trị thẩm mĩ với pho tượng đồng Siva múa và lễ kết hôn Siva - Parvati ở Ấn Độ đem lại cho người xem niềm xúc động sâu sắc về sự thể hiện mãnh liệt những cảm xúc của con người. Nhưng sự độc đáo thì thực sự là không kém.

Về mặt điêu khắc, pho tượng Siva ngồi ở Đồng Dương là một tuyệt tác điêu khắc thể hiện thần Siva mà không ở đâu có được. Tượng Siva ngồi, chân phải xếp bằng, chân trái co gối, mắt nhìn xuống, môi mỉm cười hết sức hiền lành. Tay trái để lên đầu gối, tay phải chống xuống nền, không cầm vật gì. Người ta chỉ nhận được qua con mắt thứ ba - Siva ở một thời Phật giáo thịnh hành. Vẻ bình dị và hiền lành quá đổi, ngồi nghỉ, cởi trần, Kanman chun vào tới hán như hình ảnh một nông dân bình thường chứ không phải là một vị thần đầy uy lực. Thông qua pho tượng, rõ ràng, các nghệ nhân đã hiểu thấu đáo thần tích Hindu giáo và quy tắc nghệ thuật Hindu giáo để thể hiện thành công và biểu đạt sự tôn kính vị “hung thần” này nhưng ở đây không toát lên sự cao cả, hùng vĩ giả tạo mà toát lên vẻ hiền lành,

bình dị quá đổi, thậm chí có vẻ hơi “e thẹn” (dường như muốn nói hung thần chỉ hủy diệt cái vô ích, cái xấu chứ đâu phải hủy diệt hết tất cả!)

Ngoài ra các tác phẩm điêu khắc trong các tháp Chăm cũng tập trung thể hiện những đề tài liên quan đến thần Siva như: đỉnh tháp mô phỏng hình tượng Linga, tượng trưng cho cái “trục Vũ trụ” hay đỉnh Kalaisa - nơi ngự trị vĩnh cửu của thần Siva. Vị thần chủ được người Chăm thờ trong tháp là Siva, còn các đề tài khác liên quan đến Siva đều được thể hiện chi tiết bên ngoài bờ tường, trên các tầng tháp. Thần Brama được thể hiện rất mờ nhạt trong điêu khắc và tôn giáo của người Chăm. Còn Visnu thì chỉ được xem như thần Bảo Vệ (Dvapala) cho các đền tháp. Chính những yếu tố Siva khiến nhà nghiên cứu người Pháp là Maspéro đã gọi những tháp Chăm là những “Vạn Thần Miếu của Siva giáo”. Các quốc vương Champa thường tự đồng nhất mình với thần Siva. Thậm chí cả nữ thần Mẹ Pô Nagar cũng được thờ như một Sakti (âm lực) của thần Siva.

Như vậy rõ ràng là hình tượng thần Siva có ảnh hưởng sâu đậm trong văn hoá Chăm, chi phối đời sống tinh thần của người Chăm, thần được người Chăm đề cao và được coi là vị thần linh tối cao. Khi nói đến văn hoá Chăm người ta chủ yếu đề cặp đến hình tượng thần Siva như một chủ thể quyết định. Các đề tài về thần Siva luôn được thể hiện chủ đạo mọi lĩnh vực sáng tạo của văn hoá Chăm như: Siva trong nghệ thuật điêu khắc, trong bia ký, trong truyền thuyết, trong vũ đạo, hình tượng Siva còn được thể hiện qua thanh kiếm hình ngọn lửa (Krist) của người Chăm và các vị vua Chăm còn tự xem mình là hiện thân của thần Siva trên trần thế.

Cư dân Chăm cổ tiếp thu hình tượng nguyên mẫu thần Siva từ Ấn Độ nhưng phát triển hình tượng này thành nhiều dạng thức mới độc đáo. Chẳng hạn hình tượng Siva được thể hiện dưới dạng nhân hình, Siva được thể hiện qua ngẫu tượng Linga và Yoni, Hình tượng Siva được thể hiện cùng với nữ thần Parvati (hay Uma), hay thể hiện cùng với thần Brama, Visnu và các vị thần trong gia đình Siva. Điều độc đáo ở đây là nếu như các hình tượng thần Siva được thể hiện ở Ấn Độ bằng đồng thì ở Champa, cư dân thể hiện các hình tượng này qua chạm khắc đá.

Như vậy, qua các nguồn sử liệu và các hiện vật đã chứng tỏ rằng cho đến thế kỉ V,VI, Champa đã là một trong những quốc gia cổ nhất ở Đông Nam Á tiếp nhận nhiều ảnh hưởng của Ấn Độ hay nói như một số nhà nghiên cứu là quốc gia “Ấn Độ hóa”. Về quá trình du

nhập những ảnh hưởng của Ấn Độ vào lãnh thổ Champa cổ đó là sự bành trướng của một nền văn hóa có tổ chức, dựa trên quan điểm Ấn về vương quyền mà tiêu biểu là Ấn Độ giáo hoặc Phật giáo, văn học nghệ thuật và việc lấy chữ Phạn làm phương tiện biểu đạt. Do đó, có thể nói, tính vương quyền hay mục đích thết lập và củng cố vương quyền là đặc trưng đầu tiên, nổi bật nhất của quá trình bành trướng và du nhập văn hóa Ấn Độ vào Champa. Triều đình Champa đã tiếp nhận gần như toàn bộ những thành tựu văn hóa của Ấn Độ: từ chữ viết, văn bản đến kiến trúc, điêu khắc; từ luật pháp chính trị tới văn học, ca múa. Trong đó, Hindu giáo - linh hồn của văn hóa truyền thống Ấn Độ đã được Champa tiếp thu hầu như nguyên vẹn.

Thông qua nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc sẽ thấy rõ ảnh hưởng của Hindu giáo. Những ngôi đền Hindu giáo ở Champa sẽ cho thấy rõ điều này hơn cả - từ phong cách kiến trúc, phù điêu trang trí cho đến tượng thờ, tất cả đều gợi lên một cảm giác rất Ấn Độ. Cư dân Champa cổ tiếp thu hình tượng nguyên mẫu thần Siva từ Ấn Độ, tượng Siva được tôn thờ nhiều nhất, biểu hiện là sự coi trọng hơn về cả quy mô, số lượng và nghệ thuật. Có thể nói hầu hết các kiến trúc Hindu giáo ở Champa đều là thờ Siva hoặc Sakti của Siva (Uma, Parvati hay Bhagavati). Một trong ba tháp ở Dương Long có lẽ thờ Uma, vợ Siva với hình trang trí Polymastic trên bộ diềm phần nào khẳng định điều đó. Tháp chính của cụm tháp Po Naga ở Nha Trang cũng là thờ Uma. Đài thờ hoạt cảnh ở Trà kiệu, đồ thờ ở trên là ngẫu tượng Linga và Yoni tượng trưng cho dương tính và âm tính của Siva. Chính do sự phổ biến của giáo phái Siva, nhu cầu đúc tượng để thờ và tỏ lòng sùng kính Siva của triều đình và dân chúng nên ở Champa tượng Siva nhiều, phong phú và đẹp nhất trong các nước ảnh hưởng văn hóa Hindu. Đó là tượng Siva trên phù điêu; Siva ngồi kiểu Padmasana, ở dưới thường có bò thần Nadin, Siva đứng toàn thân ở Hòa Lai hay ở Mĩ sơn A1, Siva - Nataraja đang nhảy điệu múa vũ trụ….và hầu như việc tôn thờ Siva và Sakti của Siva ở Champa có cảm giác nhiều đến mức lạm dụng. Polymastic có lẽ chỉ thấy ở Mỹ Sơn, một dãy dài 7 Linga sắp trên một bệ thờ, rồi 5 linga đứng trên một Yoni hình vuông. Bên cạnh đó có rất nhiều đài thờ có trang trí một đường viền Polymastic. Qua đó cho thấy, thật khó có dòng nghệ thuật cổ điển nào trong vùng Đông Nam Á lại thể hiện hình ảnh thần Siva đa dạng và nhiều về số lượng như ở vương quốc Champa.

Nghệ thuật múa của các vũ nữ Apsara của Champa cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ điệu múa Tandava của Siva - Nataraja. Tuy nhiên, nếu người Ấn Độ thể hiện điệu múa của

thần Siva trên những bức tượng đồng thì người Chăm lại thể hiện nghệ thuật múa trên các tác phẩm điêu khắc đá. Trong nghệ thuật điêu khắc đá Champa, hình tượng người múa được khắc tạc nhiều. Loại hình này thường được gắn ở trán cửa hay trên các dải băng trang trí của những ngôi tháp Chàm… Bình Định từng là một trong những trung tâm lớn của vương quốc Champa cổ (trung tâm Vijaya). Nằm chung trong truyền thống của nền văn hóa này, giống như những nơi khác, hầu hết các tượng đều thể hiện những điệu múa mang hình thái tôn giáo, tín ngưỡng (các thần) và múa cung đình (lễ nghi, chúc tụng, đón khách). Bên cạnh các điệu vũ của thần Siva, nữ thần Uma, nữ thần Sarasvati… thì vũ điệu tiên nữ Apsara cũng là một hình tượng quen thuộc mà chúng ta thường bắt gặp. Theo truyền thuyết Champa, tiên nữ Apsara là vũ nữ chuyên múa hát trên cõi trời do thần Indra (thần sấm sét) cai quản. Hình tượng tiên nữ Apsara được thể hiện theo nhiều bố cục khác nhau: tiên nữ múa tập thể, tiên nữ độc diễn… Và ở mỗi phong cách tạo hình, vũ điệu của các tiên nữ Apsara mang những nét sinh động, linh hoạt khác nhau.

Từ rất sớm trong lịch sử, vương quốc Champa đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Ấn Độ, những di vật tìm thấy được trên vùng đất Champa cũ đã phần nào nói lên điều này. Theo đó, nghệ thuật múa Ấn Độ cũng được du nhập vào Champa, nhưng cụ thể vào thời điểm nào thì không có tư liệu nào nhắc đến. Tuy nhiên, hình tượng các vũ nữ trên bệ thờ ở Trà Kiệu được trưng bày ở Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng (thế kỷ VII - VIII) đã chứng minh cho sự xuất hiện một lĩnh vực nghệ thuật của văn hóa Ấn Độ ở Champa lúc bấy giờ. Chủ đề tác phẩm là minh họa tác phẩm Bhayavatapurana của Ấn Độ. Lĩnh vực ca múa và những người tiếp thu nền vũ đạo Ấn Độ trước hết chính là tầng lớp quí tộc bên trên. Như vậy, từ chỗ đóng vai trò nghệ thuật phục vụ tôn giáo trong văn hóa Ấn Độ, vũ đạo đã trở thành loại hình nghệ thuật được coi trọng trong cung đình Champa cổ. Việc nghệ thuật múa được coi trọng trong cung đình Champa cổ cũng phần nào lý giải vì sao phần lớn các tác phẩm người múa đều được trang trí ở phần thượng tầng các kiến trúc của tháp Champa.

Trong vũ đạo Ấn Độ, đôi tay của các vị thần thể hiện tất cả sắc độ tinh tế của tư duy, tình cảm; mỗi vũ điệu có những cách biểu đạt khác nhau. Tuy vậy, có thể suy đoán rằng, trong buổi đầu tiếp nhận nghệ thuật múa Ấn Độ, nghệ thuật múa Champa cũng không ngoài mục đích thể hiện tôn giáo và vương quyền. Đối với các vị thần linh, ý nghĩa của từng động tác tay và những binh khí, mang biểu trưng quyền lực; còn đối với những tiên nữ Apsara là sự dâng lễ, kính chào thần hoặc chúc mừng. Có thể nói, trong các phù điêu Champa, đôi tay

Một phần của tài liệu quan hệ văn hóa ấn độ - đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)