Trung tâm đảo Java, ngay giữa miền đồng bằng Kedu phì nhiêu, trù phú là trung tâm của Kalinga Thời kì trị vì của vương quốc này còn được gọi là thời đại Trung

Một phần của tài liệu quan hệ văn hóa ấn độ - đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên (Trang 81 - 83)

CHƯƠNG 3: NHỮNG DẤU ẤN CỦA MỘT THỜI KỲ HINDU HÓA TRONG NỀN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC ĐÔNG NAM Á

3.1.2. trung tâm đảo Java, ngay giữa miền đồng bằng Kedu phì nhiêu, trù phú là trung tâm của Kalinga Thời kì trị vì của vương quốc này còn được gọi là thời đại Trung

trung tâm của Kalinga. Thời kì trị vì của vương quốc này còn được gọi là thời đại Trung Java. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, buôn bán và giao lưu văn hóa với Ấn Độ là cơ sở để người Java tạo dựng một nền văn hóa nghệ thuật phong phú. Những công trình kiến trúc tôn giáo gắn với một nền nghệ thuật phù điêu phát triển rực rỡ đã tạo nên một phong cách nghệ thuật lớn ở Đông Nam Á thời kì này - nghệ thuật Trung Java. Những tác phẩm nghệ thuật trên cao nguyên Điêng, kiến trúc Phật giáo Borobudur kì vĩ, đền Kalasan và đền Hindu giáo Loro Gionggrang vẫn được coi là những kiệt tác nghệ thuật Đông Nam Á.

Loro Gionggrang là một tổng thể kiến trúc mang đậm dấu ấn của Hindu giáo. Tổng thể này bao gồm hàng trăm ngôi đền lớn nhỏ, tọa lạc trên ba khu đất hình vuông, tượng trưng cho ba thế giới (thế giới của những người trần tục, thế giới của các đạo sĩ và thế giới của tâm linh). Trong số đó, nổ bật lên là ba ngôi đền thờ ở trung tâm tôn thờ ba vị thần quan trọng nhất của Hindu giáo là Brama, Visnu và Siva. Kích thước của ba ngôi đền này cũng lớn hẳn so với những ngôi đền khác ở xung quanh vốn chỉ đóng vai trò phụ trợ. Đền thờ Brama và Visnu cao hơn hai mươi mét, đền thờ Siva lại cao bốn mươi bảy mét. Tuy đền thờ thần Siva cao hơn cả qua khảo sát, các nhà nghiên cứu đi đến nhận định “dường như cư dân cổ Java không có sự phân biệt rõ ràng trong việc thờ ba vị thần này và không có vị thần nào quan trọng hơn vị thần nào”[ 20,tr. 57].

Kiến trúc đền thờ thần Siva ở Loro Gionggrang gần như là mô hình chủ yếu cho các đền thờ khác trong quần thể kiến trúc, vẫn là nét kiến trúc truyền thống nghệ thuật Trung Java đan xen với mô hình đền tháp hình núi của Ấn Độ đồng thời là những nét độc đáo riêng. Ngôi đền thờ chính ở giữa nối với bốn gian phụ tạo cho ngôi đền có hình chữ thập. Trong mỗi gian phụ đều có trổ cửa đi vào trong đền nhưng không thông với đền thờ chính, chỉ có gian phụ ở hướng đông là có cửa thông với đền thờ chính và đó cũng là hướng chính của đền. Ngôi đền có nhiều gian nhưng lại có chung một bộ mái bao gồm bốn tầng bậc thu nhỏ về phía đỉnh, mỗi tầng được trang trí những tháp chuông mô phỏng dạng Stupa Phật giáo, đỉnh tháp cũng là một tháp chuông lớn. Phần giữa của đền là những bức tường phẳng, chia làm hai bậc bởi một dãy gờ ngang nổi khá cao, được trang trí những cửa giả trong từng ô. Tuy đền không cao nhưng không kém phần uy nghi nhờ mười bốn bậc tam cấp từ dưới chân tháp dẫn đến dãy lan can của đền và kết thúc bằng một tháp cổng vươn cao. Mỗi tháp cổng được vây quanh bằng một tháp nhỏ mô phỏng theo mô hình thu nhỏ của đền. Một hàng tháp hình chuông đều đặn bao quanh dãy lan can.

Các phù điêu trang trí ở Loro Gionggrang mang đậm dấu ấn Ấn Độ giáo, lấy sử thi Ramayana làm đề tài thể hiện, chính phù điêu trang trí này mang lại giá trị lớn cho Loro Gionggrang và cũng là điểm nổi bật của nghệ thuật Trung Java.

Một phần của tài liệu quan hệ văn hóa ấn độ - đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)