CHƯƠNG 2: SỰ HIỆN DIỆN CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á MƯỜI THẾ KỶ ĐẦU CÔNG NGUYÊN
2.2. Văn hóa Hindu
Hindu giáo là một tôn giáo đa thần nhưng trong đó các vị thần được qui về 3 ngôi tứ linh, bộ ba “tam thần” (Trimutri) gồm Brama, Siva, Visnu giữ vai trò trung tâm và được sùng bái nhất. Brama được coi là Thần sáng tạo, Siva là Thần hủy diệt, Visnu là Thần bảo tồn.
Hindu còn định ra những nguyên tắc đạo lý, những luật lệ và hình phạt…Tóm lại, nó định ra một cách tỉ mỉ những nguyên tắc Hindu cho mọi lĩnh vực của đời sống vật chất, tinh thần, nghệ thuật, xã hội…Những quy tắc Hindu về kiến trúc đền tháp, các lễ và những nghi thức cử hành lễ, việc tiến hành những nghi lễ hằng năm thống nhất trong đền miếu là bước tiến rất xa so với Bàlamôn giáo, khiến Hindu giáo có “chuẩn” để dễ thực hiện và dễ phổ biến.
Đ
Thông qua sự nghiên cứu của các học giả Phương Tây và những minh văn được phát hiện đã cho thấy Hindu giáo du nhập vào hầu hết các nước Đông Nam Á ngay từ những năm đầu công nguyên.
Tục thờ Hindu giáo ở Đông Nam Á được cư dân trong vùng tập trung trong việc thờ các vị thần Siva, Visnu và Brama.
Siva là vị thần thể hiện sức mạnh không chỉ tàn phá mà còn sáng tạo thế giới. Cư dân Đông Nam Á thể hiện thần Siva trong hai hình tượng. Một hình tượng thần là người đàn ông có mái tóc xoăn được búi cao lên, có con mắt thứ ba trên trán và bốn cánh tay cầm đinh ba. Thần Siva thường cưỡi trên lưng con bò Nan Đin. Bên cạnh thần Siva thường là hai người vợ của Thần đó là nữ thần Parvati và nữ thần Durga.
Một hình tượng phổ biến của thần Siva được cư dân Đông Nam Á thích thờ phụng đó là Linga (biểu tượng cho dương vật của thần Siva tượng trưng cho sức mạnh của thần). Đi cùng với hình tượng Linga là hình tượng Yoni (biểu tượng âm vật của vợ thần Siva). Có lẽ việc thờ phụng Linga và Yoni mặc dù là của Ấn Độ giáo nhưng trong tầng sâu thẳm của tín ngưỡng các nước Đông Nam Á, việc thờ phụng này là thể hiện sự mong muốn phồn thực và sự sinh sôi nảy nở. Cho nên khi Ấn Độ giáo vào, việc thờ Linga và Yoni mới phổ biến như vậy.
Visnu là chúa tể của thế giới. Vị thần này được cư dân Đông Nam Á thể hiện là một người đàn ông đội trên đầu chiếc mũ hình trụ và cũng có bốn cánh tay, trên đó các bàn tay, có tay cầm chiếc tù và bằng vỏ ốc, có tay cầm cái đĩa, một tay cầm cái gậy và tay nữa cầm một bông sen. Thần Visnu giữ vị trí chủ đạo trong việc sai khiến rắn thần Vasuki khuấy biển sữa tạo nên nguồn thức ăn cho sự trường sinh bất tử. Thần cưỡi lên mình chim thần Garuda. Vợ của thần, được coi là vị nữ thần may mắn có tên là Lakshmi. Ngoài ra, hiện thân của thần chính là Rama và Krisna, tên hai nhân vật chính trong các trường ca nổi tiếng của Ấn Độ Ramayana và Mahabharata.
Brama, vị thần thứ ba của Ấn Độ giáo có bốn mặt và cưỡi trên con ngỗng Hamsa. Trong ba vị thần nói trên, hầu hết cư dân Đông Nam Á thờ cả ba vị thần nhưng thần Visnu và Siva được thờ nhiều hơn cả, đặc biệt là vương quốc của người Champa và vương quốc của người Khmer.