Linh hồn của văn hóa Hindu giáo đã bị mất đi trong cộng đồng cư dân Đông Nam Á Điều này, một phần do hòa nhập vào tín ngưỡng bản địa, còn phần lớn nó đã bị làn

Một phần của tài liệu quan hệ văn hóa ấn độ - đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên (Trang 86 - 88)

CHƯƠNG 3: NHỮNG DẤU ẤN CỦA MỘT THỜI KỲ HINDU HÓA TRONG NỀN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC ĐÔNG NAM Á

3.1.4. Linh hồn của văn hóa Hindu giáo đã bị mất đi trong cộng đồng cư dân Đông Nam Á Điều này, một phần do hòa nhập vào tín ngưỡng bản địa, còn phần lớn nó đã bị làn

Nam Á. Điều này, một phần do hòa nhập vào tín ngưỡng bản địa, còn phần lớn nó đã bị làn sóng của những tôn giáo mới tiếp tục trùm phủ từ sau thế kỷ X.

Tại các nước Đông Nam Á hải đảo, sau thời kỳ phát triển mạnh của Ấn Độ giáo, từ thế kỷ XIV trở đi, Kitô giáo và Hồi giáo đã đến vùng này theo chân những lái thương Phương Tây và Trung Cận Đông và hai tôn giáo này đã ngự trị ở vùng đảo cho đến tận ngày nay. Điều minh chứng là trên đảo Indonesia và Malaysia ngày nay, cư dân đều theo Hồi giáo. Tại Indonesia Phật giáo và Hindu giáo song song tồn tại cho đến thế kỷ XIII. Nhưng từ thế kỷ XIII trở đi, người Ấn theo đạo Hồi cũng đưa Hồi giáo đến đây. Tôn giáo mới phát triển nhanh chóng và đẩy lùi các tôn giáo cũ. Thế lực đạo Hồi về sau lớn đến mức mà vào thế kỷ XV, một số quý tộc Hồi giáo dựa vào người Ấn - Hồi để thành lập các tiểu quốc, thậm chí, chính người Ấn Hồi cũng lập nên một số tiểu quốc. Một loạt các tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời. Quần chúng nhân dân khi đối lập với giai cấp thống trị cũng xa dần các tôn giáo gắn liền với nó. Văn hóa Phật giáo và Hindu giáo bị đẩy lùi. Dấu vết chủ yếu chỉ còn lại trên đảo Bali. Tại Borobudur ở Java, toàn bộ cuộc đời Phật tổ được khắc trên đá lưu giữ đến tận ngày nay.

Trong khi đó, tại các nước Đông Nam Á lục địa, sau thời kỳ thống trị của Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, từ những thế kỷ XIV trở đi, Phật giáo Tiểu thừa đã có mặt và nhanh chóng chiếm vị trí độc tôn ở các nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar, nhất là từ khi các quốc gia phong kiến tập quyền ra đời ở Đông Nam Á lục địa thì giai cấp thống trị ở các quốc gia này đã sử dụng đạo Phật để thống nhất đất nước về mặt tư tưởng.

Rõ ràng, Hindu giáo chỉ thích hợp với người Ấn , nên ngày nay nơi nào có người Ấn thì nơi đó Hindu tồn tại - trường hợp đảo Bali của Indonesia là một ví dụ đặc biệt - có cả Hindu và Phật cùng tồn tại đến ngày nay.

Mặc dù hiện nay ở khu vực Đông Nam Á hải đảo, đa số cư dân theo Hồi giáo, nhưng vẫn có một ngoại lệ - đảo Bali. Hòn đảo này nằm giữa đảo Java và Lambok. Theo nhận xét của Tiến sĩ Ngô Văn Doanh “đảo Bali cho đến nay nó vẫn là cái nôi duy nhất nuôi dưỡng những truyền thống văn hóa Ấn Độ giáo vốn đã bị mất từ lâu ở những hòn đảo khác’’ [11, tr.217].

Cũng như những vùng lân cận trên quần đảo Indonesia, đảo Bali hiện hữu nhiều dấu tích chứng minh sự có mặt của cư dân tiền sử. Họ là chủ nhân của một nền văn hóa phát triển liên tục từ thời đồ đá sang thời đại kim khí. Vào khoảng thế kỷ X, xuất hiện nhà nước Ấn Độ hóa đầu tiên ở Bali, trên cột đá Sanur có ghi niên đại của nhà nước Ấn Độ hóa này (vương triều Sri Kesari) năm 941.

Cũng như những quốc gia Ấn Độ hóa khác, tôn giáo giữ một vị trí quan trọng, chi phối mọi mặt xã hội, chính trị. Ở đảo Bali, truyền thống đó vẫn tiếp tục nhưng đặc biệt hơn khi chúng ta tìm hiểu tôn giáo trên đảo này. Tôn giáo nổi trội hơn cả và hiện hữu thường trực trong đời sống dân đảo Bali là Ấn Độ giáo, nhưng trong đó là sự kết hợp phức tạp giữa “những yếu tố phái Siva giáo, những truyền thống Phật giáo và tôn thờ các vị tổ tiên, họ được coi như là hóa thân của những lực lượng sức mạnh tự nhiên”. Kết quả của sự hỗn hợp nhiều tôn giáo trên mang lại cho đảo Bali một diện mạo đặc trưng về hệ thống tôn giáo trên đảo.

Cư dân trên đảo Bali tin vào vũ trụ theo quan điểm Ấn Độ giáo, “các vị thần ngự trên đỉnh núi Meru, quỷ dữ sống dưới đất và dưới biển và thế giới con người sống ở giữa hai thế giới trên”. Tín ngưỡng cổ xưa nhất trên đảo là tín ngưỡng thờ thần nước Agama Tirtha, thượng đế của cư dân đảo Bali là Atintya (tên gọi phổ biến địa phương là Sang Hyang Widhi Wasa) là chúa tể vũ trụ đứng trên tất cả các vị thần và đôi khi được đồng nhất với thần Mặt trời. Khi Ấn Độ giáo du nhập vào, tín ngưỡng này có tên gọi mới là Agama Hindu Dharma.

Để tỏ rõ sự tôn thờ tôn giáo, cư dân trên đảo Bali đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật dân tộc đặc trưng của Indonesia, được thể hiện chủ yếu qua kiến trúc và điêu khắc.

Kiến trúc Ấn Độ giáo ở đảo Bali được thể hiện đan xen với những yếu tố tín ngưỡng cổ xưa của cư dân trên đảo, đó là tín ngưỡng vạn vật hữu linh và sự tôn thờ tổ tiên của họ. Các vị thần Ấn Độ giáo giờ đây được trừu tượng hóa về nhiệm vụ của mình như là đại diện của những thế lực sức mạnh siêu nhiên, thần “Visnu thể hiện mưa và sự nuôi dưỡng, thần Brama là sự sáng tạo, lửa và núi lửa”. Các đền thờ Ấn Độ giáo ở Bali thường có chức năng để thờ các vị thần, cư dân gọi là những Bhatara. Có rất nhiều vị thần phổ biến trên đảo, vì vậy các nhà nghiên cứu ví hòn đảo Bali là hòn đảo của các vị thần.

Bên cạnh các kiến trúc đền tháp theo phong cách Ấn Độ giáo là những kiến trúc mang phong cách bảo tháp Phật giáo (Padmasana), nổi tiếng nhất là Mengwi thờ các vị tổ tiên. Chiếm số lượng lớn các tháp thờ trên đảo Bali là những điện thờ nhỏ (Palinggih), đôi khi được đặt trong nhà, tín đồ chỉ việc đến quỳ và khấn vái thần linh, tổ tiên. Đây thực sự là một dạng biến thể kiểu kiến trúc Stupa thu nhỏ với phần mái trùm lên gọi là ijuk thường lợp bằng lá mía.

Qua những điều phân tích trên đã cho thấy Hindu giáo đã thật sự vắng bóng sau một thời gian dài ngự trị ở các nước Đông Nam Á và ngày nay, nó chỉ còn là những dấu tích văn hóa ở một vài nơi mà nó ảnh hưởng sâu đậm nhất. Hiện nay, chỉ có duy nhất đảo Bali thuộc Indonesia, nơi đây vẫn còn lưu giữ tôn giáo cổ điển của nền văn minh Ấn Độ là Hindu giáo vì một lẽ vẫn còn người Ấn Độ sinh sống tại đây nhưng dấu ấn của nó cũng hết sức mờ nhạt. Điều này rất đúng với nhận xét của Giáo sư Lương Ninh [36, tr.213].

Rõ ràng, Hindu giáo hết sức “đời thường”, nhưng đời thường rất Ấn Độ, nên ở chỗ nào có người Ấn Độ, có văn hóa Ấn Độ thì Hindu giáo đều có cơ sở bén rễ, ăn sâu cho dù bị hạn chế, tẩy trừ. Ngược lại, nơi nào dù đã từng có Hindu giáo, nhưng rồi nó cũng sẽ tự tiêu giảm, nếu không có người Ấn Độ, văn hóa Ấn Độ, tập tục Ấn Độ ở đó.

Từ đây có thể kết luận Hindu giáo chỉ thích hợp với người Ấn và nơi nào có người Ấn sinh sống thì nơi đó Hindu giáo tồn tại, trường hợp trên đảo Bali là một đặc biệt vì có cả Hindu và Phật giáo cùng tồn tại cho đến ngày nay, cho dù không có cư dân Ấn.

3.2. Phật giáo - một thành tố văn hóa không thể thiếu trong nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á

Một phần của tài liệu quan hệ văn hóa ấn độ - đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)