Dân di thực

Một phần của tài liệu quan hệ văn hóa ấn độ - đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên (Trang 26 - 28)

Không chỉ những nhà truyền giáo mới có vai trò to lớn như vậy, những người thuộc tầng lớp trí thức thượng lưu, vương công quý tộc thuộc dòng dõi “ Kơxatơria” sa cơ thất thế dưới thời Asôka theo các thuyền buôn cũng có vai trò không kém trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ sang đây. Van Leur cho rằng “phần lớn các thương gia thuộc những nhóm xã hội

hạ lưu không thể truyền bá nền học thuật, kiến thức và sự thành văn mang tính duy lí và quan liêu được…”[18, tr.40].

Hình thức thâm nhập văn hóa này được thể hiện rõ nhất ở Champa. Vì mục đích chủ yếu và gần như là duy nhất của những người Ấn đến Champa cũng như các vùng đất khác ở Đông Nam Á là buôn bán và thiết lập những cơ sở làm ăn lâu dài, nên các thương nhân, thậm chí các tu sĩ, sư tăng đều phải tìm cách bám trụ lại những vùng đất mới. Do không phải là những người lính đi xâm lược, đi chiếm đất nên cách tối ưu nhất và duy nhất của những người Ấn kiều ở Champa là xâm nhập và hòa vào với những người bản xứ. Và cách hay nhất, dễ nhất để làm việc đó là lấy vợ người bản xứ, là thông qua người bản xứ để truyền bá nền văn hóa của chính mình. Chính bằng con đường thâm nhập hòa bình và từ đó, chính bằng cách thâm nhập qua văn hóa đó mà văn minh Ấn Độ dễ dàng được những người dân Champa chấp nhận và chấp nhận khá nhanh và triệt để.

Như vậy, quan hệ giao lưu giữa Ấn Độ và Đông Nam Á có từ rất sớm. Nó là kết quả của những thành tựu hàng hải thời bấy giờ, công lớn của các thương gia theo đó là những nhà truyền đạo, những quý tộc và mặt khác xuất phát từ nhu cầu của chính các triều đại trong khu vực thời bấy giờ.

Những nguyên nhân trên chính là những phương thức du nhập của văn hóa Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á. Vậy tại sao văn hóa Ấn Độ lại lan tỏa và ảnh hưởng sâu sắc ở khu vực Đông Nam Á? Lý giải về điều này có những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, nền văn hóa Ấn Độ thiên về tâm linh, phù hợp với cư dân vừa ra khỏi tình trạng công xã nguyên thủy.

Thứ hai, về phương thức du nhập, nói như G.Coedes “sự xâm nhập và thẩm thấu của người Ấn Độ thì hình như bao giờ cũng mang tính chất hòa bình và không hề đi kèm theo những sự phá hoại”. Do vậy, cùng chịu tác động của hai đỉnh cao văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa nhưng chính cư dân Đông Nam Á đã lựa chọn, thích ứng và tạo điều kiện cho văn hóa Ấn Độ lan tỏa và ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều vùng của khu vực.

Một phần của tài liệu quan hệ văn hóa ấn độ - đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)