Phật giáo một thành tố văn hóa không thể thiếu trong nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á

Một phần của tài liệu quan hệ văn hóa ấn độ - đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên (Trang 88 - 90)

CHƯƠNG 3: NHỮNG DẤU ẤN CỦA MỘT THỜI KỲ HINDU HÓA TRONG NỀN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC ĐÔNG NAM Á

3.2. Phật giáo một thành tố văn hóa không thể thiếu trong nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á

0TNếu Ấn Độ giáo với những giáo lý tôn giáo hết sức khắc khe đã bị chôn vùi thì Phật giáo - một tôn giáo khoan hòa hơn đã nhanh chóng đi vào lòng dân chúng đã lên ngôi và dần chiếm vị trí chủ đạo trong nền văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á. Các nước Đông Nam Á cơ bản tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ nên thường được gọi là Phật giáo Nam Tông. Tuy nhiên địa hình Đông Nam Á lại chia làm hai khu vực cho nên 0Tđiểm khác biệt quan trọng giữa các nước Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa là sau thời kỳ phát triển mạnh của Ấn Độ giáo là sự xâm nhập của Kitô giáo và Hồi giáo từ thế kỷ XIV trở đi đã đến

vùng đảo theo chân những lái thương phương Tây và Trung Cận Đông và hai tôn giáo này đã ngự trị vùng đảo cho đến tận ngày nay. Dòng Phật giáo đại thừa lại ảnh hưởng mạnh ở các nước Đông Nam Á hải đảo, trong đó ảnh hưởng sâu sắc nhất là Java, vào thế kỷ VIII, đạo Phật đại thừa đã được dòng họ thống trị ở miền Trung Java là Sailendras tôn thờ. Với việc thờ Phật giáo đại thừa, dòng họ thống trị miền Trung Java đã cho xây dựng tại đây công trình Phật giáo đồ sộ là Borobudur. Nhưng cũng giống như ở hầu hết các nước Đông Nam Á theo đạo Phật, Borobudur một mặt thể hiện sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian của người Indonesia, mặt khác có sự pha trộn giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Phật giáo sở dĩ vào Đông Nam Á cắm rễ sâu chắc trong xã hội, lại có ảnh hưởng to lớn vào đời sống tinh thần của người dân trong vùng bởi nó đã phải bản địa hoá, đã biết hoà đồng với các tín ngưỡng dân gian bản địa, đã biết dung nạp các yếu tố của các tôn giáo ngoại lai khác. Nói cách khác, Phật giáo vào từng nước Đông Nam Á đã bị khúc xạ bởi các ý thức hệ ở các quốc gia đó.

Khác với Ấn Độ giáo, đạo Phật không chỉ ảnh hưởng tới tầng lớp cao trong xã hội mà nó còn có sức tác động mạnh mẽ tới mọi thành viên trong cộng đồng dân cư. Tại các nước Đông Nam Á lục địa, ngoại trừ những người nguyện suốt đời là học trò của đức Phật, nguyện hy sinh cả cuộc đời cho sự truyền bá đạo Phật, còn người đàn ông nào cũng cố gắng dành một phần thời gian trong cuộc đời mình để tu hành. Bởi lẽ, theo quan niệm của cư dân trong vùng, có trải qua tu hành, người đàn ông mới được coi là người đã chính chắn, đồng thời việc đi tu của người đàn ông có mục đích là để tích phúc cho bản thân, cho gia đình và cho cả làng xóm của mình. Thông thường thì thời gian tu hành được thực hiện ngay từ khi các bé trai còn nhỏ tuổi. Các em được nhận vào chùa để làm tiểu hầu hạ sư, quét dọn chùa và học chữ. Đến năm 18 tuổi thì được nhập tu, thời gian tu hành không nhất định, có thể 1 năm, có thể lâu hơn. Nếu sau thời gian tu hành, người nào bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp, có trí thông minh, học giỏi, quyết chí tu hành thì anh ta sẽ được hội đồng phật giáo cho đi tiếp con đường hiến dâng cuộc đời mình cho đức Phật. Những người con trai đó không chỉ là niềm tự hào của gia đình mà còn là niềm tự hào của cả cộng đồng.

Suốt nhiều thế kỷ, Phật giáo đã có vai trò to lớn trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á. Vì thế, các tổ chức sư tăng cũng như Nhà nước rất chú ý tới việc phổ biến tư tưởng phật giáo trong dân chúng đặc biệt là qua hệ thống giáo dục. Ngôi

chùa không chỉ là trung tâm văn hóa mà còn là hình tượng cho chân - thiện - mĩ đối với mọi người dân, trở thành nơi lưu giữ và phổ biến văn hóa, tri thức cho dân chúng.

Một phần của tài liệu quan hệ văn hóa ấn độ - đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)