CHƯƠNG 3: NHỮNG DẤU ẤN CỦA MỘT THỜI KỲ HINDU HÓA TRONG NỀN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC ĐÔNG NAM Á
3.1.3. Campuchia, quần thể kiến trúc Angkor Wat với 5 ngọn tháp hình quả núi vẫn mãi là niềm tự hào của đất nước và con người Campuchia.
vẫn mãi là niềm tự hào của đất nước và con người Campuchia.
Angkor Wat được xây dựng vào đầu thế kỷ XII dưới thời vua Suryavarman II (1113 - 1150) nhằm dâng hiến cho thần Visnu và giành riêng cho chính nhà vua. Kiến trúc này là một phức hợp quần thể đa năng. Ngoài việc phục vụ nhu cầu tôn giáo, các công trình phụ
của kiến trúc còn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế chủ đạo của vương quốc, do vậy, đây cũng là quần thể kiến trúc có quy mô đồ sộ nhất trong quần thể Angkor.
Đền được cất theo hình chữ nhật, Khu đền chính được bao quanh bởi một hồ nước rộng đến 200m. Kiến trúc này có ba tầng nền hình chữ nhật với ba vòng hành lang, mỗi nền trên nhỏ hơn nhưng cao hơn nền bên dưới. Tầng thứ ba có năm tháp, bố trí theo hình ngũ điểm là hình ảnh thu nhỏ của núi thiêng Meru trên trần gian, gần đỉnh tháp là những dãy hoa sen nở, bao quanh là bức tường đá ong, một con đường vượt qua hào bằng đá sa thạch và ngoài cùng là hào nước lớn. Tháp chính là một kiến trúc có tám tầng là nơi thờ chính, thờ thần Visnu.
Phía Tây hồ nước là con đường dẫn đến cổng chính có sư tử đá canh giữ, hai dãy lan can đá dài 130m được trang trí bằng hình ảnh rắn Naga, qua cổng chính là con đường lát đá thứ hai dài 350m, dẫn thẳng đến đền. Tháp chính hình chữ nhật, có diện tích 40.205mP
2
P và và cao 65m (chiều cao của toàn bộ kiến trúc là 213m). Kiến trúc hình tháp gồm ba bậc, mỗi bậc được bao bọc bằng một hành lang kín, có các tháp nhỏ nhô lên ở các góc và ở chính giữa. “Tháp trung tâm nối liền với các cổng bằng những đường hiên tương tự các hồi lang kín”[36, tr.282]. Phức hợp kiến trúc Angkor Wat thể hiện hình ảnh trần gian và thượng giới thu nhỏ. Bố cục, ý nghĩa cao siêu của các nhà kiến trúc Campuchia khi xây dựng Angkor Wat nhằm minh họa phúc lành của thượng giới sau đó chảy cuồn cuộn ra phía ngoài, xuất phát từ ngôi đền là trung tâm của vũ trụ hoặc là thế giới của các thần linh. Nó đi xuyên qua chiếc cổng vòng cung và băng qua chiếc cầu có lan can hình con rắn để làm lợi ích nhân loại” [17,tr. 221-222].
Xét về mặt cấu trúc, mô hình Angkor Wat vẫn tiếp tục thể hiện những nguyên tắc truyền thống của ngôi đền - núi. Tuy nhiên, kích thước của Angkor Wat được nâng lên một tầm vóc chưa từng có trước đó. Không dừng lại ở đó, kỳ quan Angkor Wat còn đạt được một tỉ lệ hài hòa chính xác trong cách bố trí các thành phần kiến trúc.
Giá trị nghệ thuật của Angkor Wat là sự hài hòa giữa điêu khắc với kiến trúc. Điêu khắc ở đây không chỉ tô điểm mà còn hòa hợp với từng thành phần và tổng thể chung của kiến trúc, chỉ riêng các mẫu chạm khắc trên mép hào bao quanh ngôi đền đã dài đến mười ki lô mét và các hình tượng các vũ nữ có đến hai ngàn phiên bản không trùng lập. Chủ đề phù điêu trang trí điêu khắc Angkor Wat từ trái sang phải, bắt đầu từ góc phải mặt tường phía
Tây với chủ đề lần lượt là chiến trận Kurukshetra, những cảnh từ sử thi Ramayana, quân đội của vua Suryavarman II, thần Yama, sự tích khuấy biển sữa, các phù điêu ghi chép văn tự cổ, chiến thắng của Visnu trước những con quỷ, chiến thắng của Visnu dưới hóa thân Krishna trước quỷ vương Bana, cuộc chiến giữa các vị thần với con quỷ dữ, những cảnh từ sử thi Ramayana, chiến trận Lanka. Tất cả được bố trí hợp lý giúp người xem hiểu được toàn bộ nội dung câu chuyện, đây thực sự là một tác phẩm tạo hình lớn nhất của nhân loại.
Nghệ thuật của quần thể kiến trúc Angkor Wat đã mang lại cho người xem một cảm giác uy nghi, đồ sộ nhưng không kém phần duyên dáng. Do đó, sau này, hình ảnh kiến trúc Angkor Wat với năm ngọn tháp hình quả núi được sử dụng làm biểu tượng trên quốc kỳ vương quốc Campuchia hiện tại, vẫn xứng đáng là niềm tự hào và kiêu hãnh của dân tộc Khmer.