Phân tích tình hình tài chính qua BCĐKT

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: hoạt động tài chính doanh nghiệp và vai trò của phân tích hoạt động tài chính đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp pdf (Trang 40 - 44)

G -V  Doanh thu hòa vốn

2.2.1. Phân tích tình hình tài chính qua BCĐKT

Từ bảng cân đối kế toán của Công ty Bánh kẹo Hải Châu, ta có thể lập bảng phân tích cân đối kế toán như sau:

Qua bảng phân tích, ta có thể đánh giá khái quát trên một số mặt sau:

Số liệu tại bảng cân đối kế toán trên ta thấy tổng số tài sản bằng tổng số nguồn vốn. Điều này đảm bảo cho tính cân bằng trong hạch toán kế toán và là đảm bảo cho bước đầu cho báo cáo tài chính phản ánh đúng và trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp.

 Nhìn chung, so với đầu năm tổng tài sản của Công ty BKHC hiện đang quản lý và sử dụng tăng lên là 7.833.597.000đ tương đương với mức tăng là 5,77%. Như vậy về quy mô tài sản của Công ty đã tăng lên một lượng đáng kể.

* Phân tích theo chiều ngang (chênh lệch cuối kỳ so với đầu năm)

- Phần tài sản

+ TSLĐ và ĐTNH của Công ty tăng lên 1,7% tương đương với 450.429.000. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Hàng tồn kho tăng khá mạnh là +814.403.000đ tức là tăng 4,81%. Lượng dự trữ hàng hóa tồn kho tăng lên là do trong kì Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng, nhu cầu mua hàng của khách hàng tăng lên. Nhưng Công ty cần chú ý hơn đến tỉ lệ dự trữ hàng

tồn kho sao cho hợp lý, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng thanh toán của Công ty.

Tiếp đó là các khoản phải thu tăng lên +138.518.000đ tương đương với mức tăng 2,4% so với đầu năm. Điều này thể hiện là Công ty đã bị chiếm dụng vốn và chưa thu hồi lại được. Do vậy, Công ty cần có nhiều biện pháp để tăng cường khoản thu hồi nợ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Trong TSLĐ và ĐTNH, vốn bằng tiền giảm đi 239.296.000đ tức là giảm đi 10,93%. Công ty đã giảm lượng tiền tồn quỹ. Cụ thể, lượng tiền mặt tồn quỹ giảm đi 319.882.000đ là do công ty đã gửi tiền vào ngân hàng là 80.586.000đ và huy động tiền vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Điều này thể hiện mặt tích cực của nó là tạo ra những khoản lãi trong các tài khoản tiền gửi ở ngân hàng khi tiền chưa được sử dụng.

Chi sự nghiệp giảm đi là 67.309.000đ tương ứng với 14,53%.

TSLĐ khác giảm một khoản tiền là 195.887.000đ tương ứng với mức giảm 17,41%. Tuy nhiên, giảm tài sản lưu động khác là một điều đáng mừng vì đây là các khoản mục chờ quyết toán như tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển, các khoản thế chấp ký cược.

+ TSCĐ và ĐTDH tăng lên 6,75% tương ứng với 7.383.168.000đ chủ yếu là do sự biến động của việc tăng mạnh TSCĐ là +8.668.522.000 với mức tăng là 9,24%. Điều này chứng tỏ Công ty đã đổi mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh chủ yếu là do công ty đã đầu tư vào TSCĐHH biểu hiện là nguyên giá TSCĐHH cuối năm so với đầu năm tăng lên một khoản là +14.232.265.000đ. Tuy nhiên, TSCĐVH lại giảm đi 178.510.000đ tương ứng với giảm 15,23%.

Chi phí XDCB dở dang có xu hướng giảm đi một khoản là 759.609.000đ tương ứng với mức giảm là 5,65%. Đó là do trong năm công ty đã hoàn thành một số nhà xưởng, sửa chữa máy móc thiết bị, xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao.

Chi phí trả trước dài hạn giảm đi -525.745.000 tức là giảm 25,32% chứng tỏ số tiền đã thanh toán cho một số khoản chi phí đã được tính một phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

+ Nợ phải trả của Công ty giảm đi -3.867.357.000đ tương đương với mức giảm là 4,47%. Nguyên nhân là do trong kỳ,công ty đã tăng cường thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là 2.413.242.000đ tức là giảm 21,39%, trả bớt nợ dài hạn là -2.081.853.000đ tức là giảm đi 2,89%. Các khoản nợ khác của Công ty tăng lên là 627.738.000đ tức là tăng lên 24,19%.

+ Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty BKHC tăng lên 23,75% tức là tăng lên +11.700.954.000đ chứng tỏ Công ty tăng nguồn tài trợ thường xuyên để bù đắp nhu cầu tổng tài sản. Đây là một điều đáng mừng vì nguồn vốn của Công ty sẽ đảm bảo chắc chắn hơn cho nhu cầu tài sản và tăng khả năng tự chủ cho đơn vị. Đi vào chi tiết thấy nguồn vốn - quỹ tăng lên 23,08% tức là tăng lên +8.903.406.000. Nguồn kinh phí - quỹ tăng lên một khoản là +2.797.548.000đ tương ứng với mức tăng lên 26,14%.

Nhìn vào bảng phân tích BCĐKT theo chiều ngang, ta chỉ có thể thấy tình hình biến động tăng lên hay giảm xuống giữa các khoản mục từ cuối năm so với đầu năm mà không nhận thấy được mối quan hệ giữa các khoản mục trong tổng tài sản (tổng nguồn vốn). Do đó, ta tiến hành phân tích BCĐKT theo chiều dọc nghĩa là tất cả các khoản mục (chỉ tiêu) đều được đem so với tổng số tài sản hoặc tổng nguồn vốn, để xác định mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng khoản mục trong tổng số. Qua đó ta có thể đánh giá biến động so với quy mô chung, giữa cuói năm so với đầu kỳ.

* Phân tích theo chiều dọc (so sánh với quy mô chung)

Cụ thể từ bảng phân tích BCĐKT trên ta thấy: + Về tài sản

 TSLĐ và ĐTNH từ 19,5% vào lúc đầu năm giảm xuống còn 18,75% vào lúc cuối năm tức là giảm 0,75%. Trong đó thì tiền giảm từ 8,27% xuống còn 7,25% (giảm 1,02%), tài sản lưu động khác giảm từ 4,25% xuống 3,45%. Khoản mục dành cho chi sự nghiệp giảm từ 1,75% xuống còn 1,47%. Ngược lại, khoản phải thu khách hàng tăng từ 21,77% vào cuối năm lên 21,92%. Hơn nữa, xét ở khía cạnh lập dự phòng của doanh nghiệp để đề phòng rủi ro thì thấy rằng doanh nghiệp lập dự phòng phải thu khó đòi quá ít so với lượng nợ phải thu từ khách hàng. Như vậy, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn nếu lượng tiền mất mát quá lớn vì không lập chính xác các khoản dự phòng. Hàng tồn kho tăng từ 63,96% lên 65,91%.

 TSCĐ và ĐTDH tăng từ 80,5% lên 81,25% vào cuối năm chứng tỏ quy mô TSCĐ của Công ty đã có sự tăng lên so với đầu năm. Trong đó bộ phận TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất tăng từ 85,8% lên đến 87,8%. Còn khoản mục khác lại có xu hướng giảm như Chi phí XDCB dở dang giảm từ 12,3% xuống còn 10,87% và chi phí trả trước dài hạn giảm từ 1,9% xuống 1,33%.

+ Về nguồn vốn

 Nợ phải trả của công ty cuối năm so với đầu năm có xu hướng giảm đi từ 63,7% xuống còn 57,54%. Nhìn chung, điều này thể hiện Công ty đã nâng cao hơn khả năng thanh toán các khoản nợ vay. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào tìm hiểu khoản mục nợ của Công ty ta lại thấy khoản nợ dài hạn của Công ty lại tăng lên, tăng từ 83,32% lên 84,7% và các khoản nợ khác tăng từ 3% lên 3,9%. Riêng khoản nợ ngắn hạn giảm xuống từ 13,68% xuống còn 11,4% chứng tỏ Công ty đã nâng cao khả năng trong việc thanh toán các khoản nợ như phải trả cho người bán, thanh toán khoản thuế, các khoản phải nộp nhà nước, phải trả cho công nhân viên, phải trả cho các đơn vị nội bộ, các khoản phải trả khác, người mua ứng tiền trước…

 Nguồn vốn chủ sở hữu lại có xu hướng tăng lên từ 36,3% đến 42,45%. Như vậy, Công ty đã nâng cao được nguồn vốn kinh doanh tự có của mình so với năm trước. Tuy nhiên, nguồn vốn - quỹ của Công ty lại có xu hướng giảm từ 78,28% xuống còn 77,86% trong tổng nguồn vốn - quỹ. Còn nguồn kinh phí -quỹ khác lại tăng lên từ 21,72% đến 22,13%. Nhìn chung, việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm làm cho khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty là tương đối độc lập với các chủ nợ.

Qua phân tích sơ bộ ta thấy mặc dù Công ty có nhiều cố gắng như:

. Đơn vị tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường đầu tư tài sản cố định mới.

. Các khoản nợ của công ty đã giảm đi chứng tỏ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty BKHC được tăng cường.

. Mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty đã được nâng cao hơn. Công ty đã có thêm được nguồn vốn của riêng mình để đầu tư phát triển sản xuất.

Tuy nhiên, Công ty vẫn còn chịu sự phụ thuộc vào các khoản nợ phải trả, còn bị chiếm dụng vốn nhiều từ các khoản phải thu gây ảnh hưởng đến vòng luân chuyển vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: hoạt động tài chính doanh nghiệp và vai trò của phân tích hoạt động tài chính đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp pdf (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)