Đánh giá chung về hoạt động tài chính của công ty BKHC giai đoạn 2000-

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: hoạt động tài chính doanh nghiệp và vai trò của phân tích hoạt động tài chính đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp pdf (Trang 64 - 65)

G -V  Doanh thu hòa vốn

2.6. Đánh giá chung về hoạt động tài chính của công ty BKHC giai đoạn 2000-

2000-2002

2.6.1. Ưu điểm

Cùng với sự phát triển chung của ngành sản xuất bánh kẹo trong nước, trong những năm gần đây, do thực hiện chính sách đổi mới nên công ty BKHC liên tục đạt được sự tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh (tăng 15%), đưa thương hiệu Hải Châu trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Điều này có nghĩa là tiềm lực tài chính của công ty BKHC không ngừng tăng lên. Nhờ vào công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty BKHC có thể đánh giá được những ưu thế và tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Phân tích tình hình tài chính của công ty là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như Ban giám đốc Công ty, tổ chức tín dụng, khách hàng, nhà cung cấp và đội ngũ công nhân viên của Công ty… Mỗi nhóm người này sẽ có những nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy, họ có xu hướng tập trung vào những khía cạnh khác nhau nhưng thường liên quan với nhau. Vì vậy, các công cụ, kỹ thuật và phương pháp phân tích cơ bản đều giống nhau.

Thông qua việc tiếp cận với tình hình tài chính tại công ty BKHC trên cơ sở hệ thống tài chính năm 2001, 2002, với tư cách là một sinh viên chuyên ngành tài chính - kế toán, cá nhân em có một số đánh giá về tình hình tài chính tại công ty BKHC như sau:

Tỷ trọng vốn tự có của công ty liên tục tăng lên trong tổng vốn kinh doanh của công ty. Điều này được thể hiện qua bảng cơ cấu vốn giai đoạn 2000-2002 như sau:

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 ST % ST % ST % Tổng NVKD 99.908.721 135.782.67 5 143.616.27 2 1. Nguồn vốn CSH 34.668.326 34,7 49.289.111 36,30 60.976.487 42,45 - Ngân sách cấp 24.094.487 69,5 31.200.007 63,30 41.037.175 67,3

- Tự bổ sung 10.573.839 30,5 18.089.104 36,70 19.939.312 32,7 2. Nợ phải trả 65.240.395 65,3 86.493.564 63,70 82.639.785 57,54

Bảng cơ cấu nguồn vốn cho thấy, vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên dần từ 34.668.326.000đ (chiếm 34,7%) năm 2000 đến 49.289.111.000đ (chiếm 36,3%) năm 2001 và năm 2002 đã tăng lên 60.975.487.000đ (chiếm 42,45%). Vốn chủ sở hữu tăng lên tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động xây dựng các kế hoạch tài chính nhằm huy động tốt các nguồn vốn trong công ty. Mặt khác, quy mô của vốn chủ sở hữu tăng lên còn là cơ sở để công ty mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, mua sắm các dây chuyền sản xuất mới.

Đồng thời với việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả của công ty cũng có xu hướng giảm từ 65,3% năm 2000 xuống còn 63,7% năm 2001 và đến năm 2002, nợ phải trả chiếm 57,54%. Công ty sẽ giảm được sức nặng từ các khoản vay nợ từ bên ngoài mà vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh doanh trong kỳ, không mất đi những cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ròng.

Vốn kinh doanh của công ty cuối năm so với đầu năm tăng lên là 7.833.597.000đ chứng tỏ quy mô hoạt động và khả năng hoạt động của công ty tăng. Điều này càng thể hiện tình hình tài chính của công ty là ổn định. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn của công ty cũng được phân bổ một cách hợp lý sẽ đem đến cho công ty hiệu quả kinh doanh cao.

Trong những năm gần đây, hiệu quả kinh doanh của công ty luôn cao hơn thể hiện ở lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cao hơn so với khả năng sinh lời của toàn bộ tổng vốn chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả.

Trong năm, công ty BKHC đã thanh toán bớt một số khoản nợ như khoản nộp ngân sách, trả nợ công nhân viên, trả cho người bán, trả cho đơn vị nội bộ khác… Đây là một nỗ lực của công ty nhằm trang trải các khoản nợ mà vẫn đạt được hiệu quả sử dụng vốn vay.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: hoạt động tài chính doanh nghiệp và vai trò của phân tích hoạt động tài chính đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp pdf (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)