G -V Doanh thu hòa vốn
2.6.2. Tồn tại và nguyên nhân
Khi phân tích tình hình tài chính tại công ty BKHC, bên cạnh những ưu điểm, Công ty vẫn còn có những tồn tại và nguyên nhân mà công ty cần cố gắng điều chỉnh.
Vốn bằng tiền của công ty BKHC chiếm một tỷ lệ rất thấp, chưa đáp ứng được khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh của công ty.
Khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao (21,77%). Đó là kết quả của chính sách nới rộng thời hạn thanh toán để kích thích tiêu thụ. Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong khâu lưu thông làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do bị khách hàng trả chậm đã buộc công ty phải đi vay ngắn hạn hay đi chiếm dụng vốn của các đối tượng khác để trả cho nhà cung cấp theo đúng thời hạn trên hợp đồng.
Khoản phải trả người bán là quá ít so với khoản phải thu người mua của doanh nghiệp ở cả cuối kỳ và đầu năm. Nếu so sánh với khoản phải thu thì công ty đi chiếm dụng nhiều hơn, khả năng thanh toán nợ cua công ty chưa cao. Hơn nữa, do số vốn bằng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền của công ty thấp làm cho khả năng thanh toán nhanh cũng như các hoạt động đầu tư nhanh vào lĩnh vực kinh doanh có chu kỳ ngắn của công ty bị hạn chế. Đây là một điểm yếu trong hoạt động tài chính và là yếu thế trong cạnh tranh. Vì muốn cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước thì điều cần thiết cho một doanh nghiệp là mức độ độc lập về mặt tài chính phải cao, có khả năng đáp ứng đầy đủ các khoản nợ của mình. Bên cạnh đó, khoản lập dự phòng cho những khoản phải thu khó đòi của công ty lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Tuy trong những năm gần đây, công ty đã dành nhiều lợi nhuận để lại để tái đầu tư cho nguồn vốn kinh doanh tương đối lớn. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng được bổ sung đáng kể. Tuy nhiên, công ty BKHC vẫn chỉ đảm bảo tài trợ đủ cho TSCĐ và một phần TSLĐ. Phần còn lại buộc công ty phải huy động từ bên ngoài để bù đắp. Như vậy, tỷ lệ vốn vay và vốn chiếm dụng là cao so với ngành công nghiệp nhẹ. Hệ số nợ của công ty đã giảm đi nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong khi mức quy định của ngành chỉ là 35%. Điều này sẽ gây áp lực cho công ty trong việc thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn, dài hạn đến hạn trả… Nhưng đây là tình hình chung của các doanh nghiệp nhà nước vì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu là do ngân sách cấp. Chính vì vậy,công ty đã có sự cố gắng, chủ động trong huy động vốn vay để có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo được nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh mà vẫn đem lại lợi nhuận.
Xét về tỷ suất đầu tư, công ty đã dành ra lượng vốn cố định rất lớn (hơn 80%) để đầu tư vào việc trang bị máy móc kỹ thuật, mua sắm TSCĐ, đổi mới dây chuyền công nghệ. Việc đầu tư vào TSCĐ của công ty chưa thật sự hiệu quả vì hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty chưa cao. Mà TSCĐ là loại tài sản có thời gian thu hồi vốn chậm vì vậy mà việc đầu tư quá nhiều vốn vào TSCĐ sẽ gặp nhiều bất lợi cho công ty nếu việc sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả mong muốn.
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty trên doanh thu thuần chưa cao. Đặc biệt chỉ tiêu tỉ suất doanh lợi doanh thu của công ty BKHC chiếm tỷ lệ là 2,4% rất nhỏ chứng tỏ lợi nhuận thu được trên 1đ doanh thu thuần là không cao.
Có thể nói tình hình tài chính của công ty BKHC là tương đối lành mạnh đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường và đủ tài sản để đảm bảo thanh toán các khoản vay nợ tuy là thấp. Nhưng cũng cần thấy rằng hiệu quả kinh doanh của công ty trong chưa thật cao và để khắc phục những bất cập còn tồn tại trong mảng tài chính của Công ty, công ty cũng cần phải có những biện pháp và phương hướng cần thiết trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tương lai.
Chương III
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được rút ra thông qua phân tích hoạt động tài chính của công ty Bánh kẹo hải châu