Tác động của hiệp định ATC đối với môi trường kinh doanh dệt may quốc tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 33 - 35)

quốc tế.

Một điều dễ nhận thấy là hiệp định ATC đã bắt đầu làm thay đổi căn bản môi trường kinh doanh hàng dệt may thế giới, một môi trường mà từ hàng chục năm nay luôn tồn tại các rào cản thương mại một cách công khai dưới sự bảo trợ của hiệp định đa sợi. Những dấu hiệu mới này tất nhiên sẽ theo hướng tự do hoá thị trường, đặc biệt kích thích xuất khẩu của các nước đang phát triển vào các nước phát triển sau khi các vật cản đã được dỡ bỏ hoàn toàn.

Nhìn sâu hơn thì các nước đang phát triển Châu Á sẽ được lợi từ Hiệp định mới ký nhiều hơn so với các nước châu Mỹ Latinh hay Châu Phi. Bởi lẽ các khu vực này phải chịu các hạn chế của MFA nhiều hơn, Châu Á ít bị ràng buộc bởi các hạn ngạch ngặt nghèo của các Hiệp định ATC theo những cách khác nhau. Nhìn chung các nước mới phát triển mạnh gần đây như Indonesia, Malaysia, Philippines sẽ "hào hứng " hơn các nước đi trước như Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong.

Viện kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc đã đưa ra những dự đoán về tác động của Hiệp định ATC đối với sản xuất và trao đổi hàng dệt may thế giới như sau:

Tóm lại, Hiệp định ATC đã được các nước thành viên hưởng ứng tích cực và dù có xuất hiện một số trở ngại trong quá trình thực hiện thì Hiệp định này cũng vẫn đang đi dần vào thực tiễn với những tác động cụ thể.

Bảng 4: Dự đoán các tác động của hiệp định ATC đối với sản xuất và thương mại hàng - dệt may thế giới

Đơn vị tính: %

Tên nước Biến đổi về giá trị sản lượng Biến đổi về giá trị XNK

Indonesia 54,19 461,01 Malaysa 53,13 274,82 Singapore 37,28 122,30 Philippines 25,83 183,14 Thái Lan 24,47 54,01 Hàn Quốc 34,60 314,88 Đài Loan 27,59 223,97 HongKong 15,86 66,15 Trung Quốc 11,26 433,57 Ấn Độ 8,20 197,78 Bangladesh 38,19 141, 00 Srilanca 44,92 105,34 Pakistan 13,24 23,29 Mỹ - 25,14 305,49 EU(15 nước ) -12,42 190, 16 Canada -18,58 200,17

(Nguồn: Trích dự đoán thị trường dệt may thế giới – Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc )

Từ một vài năm trở lại đây đã thấy rõ sự chuyển dịch sản xuất từ các nước "đàn anh" sang các nước mới ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam thông qua đầu tư nước ngoài hay gia công xuất khẩu. Và tại nơi mới, ngành Dệt - May nhanh chóng trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các nước này. Như vậy,bằng các quy định tiến tới xoá bỏ các rào cản bấy lâu nay, Hiệp định về hàng dệt may (ATC) đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của ngành, không chỉ tại các nước đang phát triển mà cả trên quy mô toàn cầu.

Muốn tận dụng được cơ hội này, cách duy nhất mang tính chiến lược là nghiên cứu kỹ năng lực sản xuất thực tế của ngành Dệt - May Việt Nam mà đề ra các định hướng phù hợp.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w