3. Sản phẩm chính
3.2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường
* Ý nghĩa của giải pháp này
Thực tế thời gian qua, do nhiều lẽ, chúng ta còn thiếu thông tin thị trường để có thể chớp kịp thời các cơ hội kinh doanh trong từng thời điểm cụ thể. Cần nhấn mạnh rằng, hoạt động Marketing nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên của hoạt động kinh doanh nói chung cũng như trong việc xuất khẩu hàng dệt may
nói riêng. Bởi lẽ, mọi quyết định trong kinh doanh, từ việc xuất khẩu những chủng loại sản phẩm gì, bao nhiêu đến việc xuất khẩu vào thời điểm nào có lợi nhất… đều phải xuất phát từ nhu cầu biến động cụ thể của thị trường ở từng thời điểm khác biệt.
Ngày nay, theo quan điểm Marketing, thông tin thị trường là yếu tố đầu tiên vào số một của kinh doanh hiện đại theo mô hình :
Hình 1- Các bước chính của mô hình kinh doanh hiện đại trong Marketing. ⇒ (1) ⇒ (2) ⇒ (3) ⇒ (4) ⇒ (5)
Theo quan điểm của các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi, thông tin ngày nay là yếu tố đầu vào vốn vô hình, sau đó mới nói tới yếu tố đầu vào số hai là vốn hữu hình thông thường. Cũng theo quan điểm đó, thông tin là tài sản của mọi tài sản trong kinh doanh hiện đại. Thông tin cần và đủ được thu thập từ hoạt động Marketing nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên quyết định mọi thành bại của doanh nghiệp. Như vậy, nếu chưa chú trọng hoạt động Marketing nghiên cứu thị trường, chưa có thông tin để nắm bắt đầy đủ nhu cầu của thị trường thì chưa bàn
THÔNG TIN TH TRỊ ƯỜNG
X C NH NHU C UÁ ĐỊ Ầ
CHI N L C TH TR NGẾ ƯỢ Ị ƯỜ
CHI N L C S N XU TẾ ƯỢ Ả Ấ
đến chiến lược tăng tốc xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh một cách có hiệu quả.
* Nội dung thông tin: Gồm nhiều loại thông tin sâu rộng, trước hết là những thông tin cơ bản sau :
- Thông tin về nhu cầu và mức nhập khẩu của từng thị trường. Trong xuất khẩu dệt may, cần nhấn mạnh sự thay đổi thường xuyên về mẫu mã theo mốt mới nhất bởi lẽ dệt may là hàng rất nhạy cảm, là hàng mang tính văn hoá thời trang cao với nhiều "gu", "mốt" phong phú và đa dạng.
- Thông tin về các quy định pháp lý hay thể chế hải quan của từng thị trường, trong đó phải nhấn mạnh các quy định buôn bán cụ thể của Hiệp định hàng dệt may (ATC) hay Hiệp định đa sợi (MFA), các quy định về an toàn và môi trường, các thể chế hải quan và chính sách buôn bán của nước nhập khẩu...
- Thông tin về hệ thống tiêu thụ của thị trường, gồm các loại kênh phân phối trực tiếp, gián tiếp, hệ thống các kênh bán buôn và bán lẻ của từng thị trường nhập khẩu (như đã nêu ở chương II).
- Thông tin về đối thủ cạnh tranh để có thể biết rõ mình đang ở đâu trong cuộc cạnh tranh quốc tế hay hiện nay đang thường xuyên đương đầu với các đối thủ đó. Cần phải có thông tin đầy đủ về họ trên các khía cạnh cụ thể như : kim ngạch và thị phần xuất khẩu, cơ cấu các chủng loại sản phẩm, chất lượng và giá thành sản phẩm, các chiến lược thị trường, sản phẩm và giá cả của họ trong cạnh tranh...
Chỉ khi nắm bắt được đầy đủ các thông tin, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể thực hiện thành công chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may và nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu.
* Tổ chức triển khai nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin cần thiết.
Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh cũng như khả năng cụ thể về nhân lực, tài lực và doanh nghiệp, trước hết là Tổng công ty dệt may (Vinatex), có thể kết hợp linh hoạt cả phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp điều tra, khảo sát
tại thị trường để tiến hành nghiên cứu. Để nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả cao, cần ưu tiên phương pháp nghiên cứu thứ hai. Để thu thập thông tin cập nhật có thể tiến hành linh hoạt những hình thức tổ chức sau :
- Lập cơ quan đại diện của doanh nghiệp ở thị trường nhập khẩu nước ngoài.
Cần xác định rõ hoạt động Marketing nghiên cứu thị trường là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cơ quan đại diện cho doanh nghiệp ở những thị trường nhập khẩu chủ yếu (Mỹ, EU, Nhật Bản). Đương nhiên, người đảm nhận phải thực sự có chuyên môn cao và đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu của doanh nghiệp để có được những thông tin cập nhật và sâu rộng theo nội dung nêu trên. Chú ý rằng, đây là hình thức tổ chức nghiên cứu có hiệu quả cao vì người thực hiện được doanh nghiệp giao nên có trách nhiệm cao, chuyên môn đủ mạnh và đặc biệt là tiếp cận sâu sát hàng ngày với mọi biến động thực tế của thị trường cụ thể.
- Hợp tác chặt chẽ với cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước nhập khẩu trong việc nghiên cứu và thu thập thông tin cần thiết về thị trường dệt may.
Hình thức nghiên cứu này cũng có nhiều ưu điểm:
* Người hợp tác nghiên cứu cũng là người Việt Nam, được Bộ Thương mại Việt Nam tin cậy nên cũng có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
* Am hiểu chuyên môn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với chính quyền nước sở tại.
* Cũng tiếp cận hàng ngày với thị trường nước sở tại.
- Thuê chuyên gia tư vấn nước sở tại để thu thập thông tin thị trường, trong đó ưu tiên sử dụng Việt kiều có tâm huyết với Tổ quốc. Hình thức này có ưu điểm nổi bật là, chuyên gia tư vấn am hiểu sâu rộng hơn tình hình thực tế nước sở tại, tiếp cận nhanh và có hiệu quả nhiều kênh thông tin mà hai hình thức trên khó thực hiện được. Tuy nhiên, chi phí theo hợp đồng thuê chuyên gia tư vấn đó thường khá cao. Song xét cho cùng vẫn là tiền nào của ấy và mục tiêu chính là hiệu quả kinh doanh. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, hình thức thuê chuyên gia tư
vấn đang được không ít doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia áp dụng và được xem như một trong những yếu tố thành công trong kinh doanh của họ ở thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản.
- Ngoài ra, có thể ký kết hợp đồng mua thông tin từ những hãng tin cậy của nước phát triển theo sự thoả thuận như Vietso Petro đang áp dụng. Hoặc cũng có thể thu thập thông tin bằng những kênh tình báo mà doanh nghiệp có thể tiếp cận được bằng nhiều cách đa dạng...