Một số định hướng lớn cụ thể

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 79 - 80)

3. Sản phẩm chính

3.1.2.3. Một số định hướng lớn cụ thể

Thứ nhất là định hướng về nguồn nguyên liệu. Ngành dệt may Việt Nam hiện còn phải nhập phần lớn về nguồn nguyên liệu, phụ liệu như bông, xơ sợi tổng hợp, hoá chất nhuộm, chất trợ, vải chất lượng cao, phu liệu. Trước hết cần liên kết với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để tăng nhanh tỷ lệ cung cấp bông nội địa từ mức 15% năm 2000 lên 70% năm 2010.

Về xơ sợi tổng hợp, vì hiện nay đang phải nhập khẩu 100% cho nên cần phải phối hợp với cơ sở lọc dầu Dung Quất ngay khi đi vào sử dụng để xây dựng sớm nhất nhà máy xơ sợi tổng hợp công suất trên 30.000 tấn/năm.

Thứ hai là định hướng phát triển ngành kéo sợi, cần nâng cấp công nghệ kéo sợi truyền thống theo phương pháp cọc nồi (tuy chi phí cao), đồng thời mở rộng công nghệ kéo sợi OE rotor và kéo sợi thổi khí hiện đại vì có công suất gấp 8-10 lần công nghệ truyền thống. Hai phương pháp công nghệ hiện đại này trong những năm tới phải chiếm 35% tổng sản lượng sợi với công suất 5.000tấn/năm.

Thứ ba là định hướng phát triển ngành dệt. Trước hết chúng ta cần nhanh chóng chuyển công nghệ dệt thoi vốn đã quá lạc hậu (năng suất thấp và ô nhiễm) sang công nghệ dệt không thoi như dệt kim, dệt thổi khí, dệt phun nước với chất lượng tốt, năng suất cao. Quy mô tối ưu của một nhà máy dệt theo công nghệ

mới này vào khoảng 15 triệu mét vải/năm, khổ vải cỡ 160cm - 360cm, sử dụng được loại sợi đàn hồi Lycra, Spandex.

Thứ tư là định hướng phát triển ngành dệt kim. Do tiêu dùng hàng dệt kim mở rộng (ở Mỹ chiếm 50% tổng nhu cầu hàng dệt), nhất là hàng dệt kim từ bông và sợi đàn hồi, cho nên chúng ta cần chú trọng phát triển ngành này. Tuy nhiên, cần tính toán công suất tối ưu cho một nhà máy dệt kim cỡ 2000 tấn sản phẩm/năm, đảm bảo liên hoàn các khâu dệt-nhuộm-hoàn tất và sản phẩm vải tổng hợp Filamăng. Công nghệ in hoa-nhuộm-hoàn tất là phức tạp nhất trong việc quyết định chất lượng cao. Vậy nên ưu tiên chọn thiết bị công nghệ Tây Âu hay Nhật Bản với quy mô nhà máy cỡ 25 triệu tấn mét/năm. Mặt khác, vải Filamăng rất cần để may áo Jacket có mài da quả đào nên cần được đầu tư sản xuất với công suất nhà máy 20 triệu mét/năm, kiểu công nghệ liên hợp dệt - nhuộm - hoàn tất.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w