Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 84 - 85)

3. Sản phẩm chính

3.2.1.2.Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam:

Căn cứ vào nội dung nghiên cứu thị trường ở chương I và khả năng xuất khẩu của Việt Nam đã nêu ở chương II, căn cứ vào mục tiêu định hướng chiến lược và năng lực cạnh tranh của ta trong thời gian tới, thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến năm 2010 vẫn tập trung chủ yếu vào các nước phát triển Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản, thứ đến các nước ASEAN nói riêng và châu á nói chung,các nước còn lại khác (thuộc châu Mỹ Latinh, châu Phi) sẽ không đáng kể. Chiến lược thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam được xác định theo tỷ trọng cụ thể như sau :

Bảng 18: Chiến lược thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam những năm tới. TT Nước/ Khu vực Tỷ trọng

(%)

Đặc điểm chính

1 Bắc Mỹ 40 Chủ yếu là Mỹ, tiêu dùng nhiều hàng dệt kim

2 Liên minh Châu Âu (EU) 30 Nhu cầu và kênh phân phối đa dạng

3 Nhật Bản 15 Chặt chẽ về chất lượng tâm lý cẩn trọng

4 ASEAN 6 Yêu cầu chất lượng ít chặt chẽ

5 Các nước Châu Á 6 Chủ yếu Đài loan, Hàn Quốc 6 Các nước và khu vực

khác

3 Nga, Đông Âu, Mỹ Latinh và Châu Phi

Như vậy, trong cơ cấu của chiến lược thị trường xuất khẩu theo bảng trên, ngành dệt may Việt Nam tập trung hầu hết các nguồn lực để xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển với tỷ trọng lên tới 85%, thứ đến các nước đang phát triển châu Á chiếm 12%, trong đó riêng khu vực các nước ASEAN chiếm 6%, tương đương với các nước châu Á khác, nhưng chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc, thứ đến Hongkông. Cuối cùng, thị trường các nước và các khu vực còn lại khác chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể với 3% gồm Nga, Đông Âu, Mỹ Latinh và châu Phi. Cần lưu ý rằng, cơ cấu chiến lược thị trường thể hiện rõ tính năng động , mềm dẻo và linh hoạt (flexibility) theo đặc điểm của nền kinh tế thị trường để có sự điều chỉnh cần thiết trong từng thời điểm cụ thể.

Đặc biệt, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam vào nhóm nước phát triển, Bắc Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm tới 40%, trong đó hầu hết vẫn là thị trường Mỹ (gần 38%). Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất hàng dệt may thế giới. một thị trường khổng lồ đầy hấp dẫn và cũng đầy gai góc về chế độ phân biệt đối xử, về những yêu cầu khó tính và những thể lệ hải quan phức tạp. Nếu trước năm 2002, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ chỉ chiếm dưới mức 0,005% thì sang năm 2002, con số này đã được cải thiện đáng kể và đạt mức gần 1,5%, trong đó loại hàng dệt kim đang được tiêu thụ ở thị trường Mỹ nhiều hơn so với EU và Nhật Bản.

Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam cũng chiếm thị phần khiêm tốn với mức gần 2% ở thị trường EU và 3% ở thị trường Nhật Bản. Tiêu chuẩn chất lượng và an toàn đều đặt ra nghiêm ngặt ở Mỹ cũng như cả hai thị trường này. Riêng ở thị trường Nhật Bản, tâm lý cảnh giác đối với nhà xuất khẩu dệt may nước ngoài cả về chất lượng hàng và tính chính xác về thời hạn giao hàng vẫn còn là một cản trở không nhỏ mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần khắc phục.

Dù sao, các nước phát triển vẫn là thị trường mục tiêu trọng yếu trong chiến lược xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong suốt nhiều năm tới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 84 - 85)