3. Sản phẩm chính
3.2.4.2. Giải pháp mở rộng phương thức xuất khẩu trực tiếp hay tự doanh xuất khẩu.
Về các sản phẩm hoá chất phục vụ ngành công nghiệp dệt may, cần có sự hợp tác chặt chẽ với ngành công nghiệp hoá chất dưới sự chỉ đạo chung của Bộ Công nghiệp để tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hoá các loại hoá chất cụ thể này. Ngoài ra, các phụ liệu khác cũng cần tiến hành theo hướng nội địa hoá tích cực.
- Thứ hai, giảm chi phí khấu hao thiết bị, thực chất được khắc phục trong giải pháp về chiến lược đầu tư công nghệ nói trên. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, cần tính toán cụ thể phương hướng nội địa hoá từng bước căn cứ vào sự phát triển của ngành chế tạo trong tiến trình công nghiệp hoá đất nước. Mặt khác, bản thành ngành dệt may cần tổ chức, sắp xếp lại tối ưu các dây chuyền sản xuất nhằm tăng nhanh hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị hiện có.
3.2.4.2. Giải pháp mở rộng phương thức xuất khẩu trực tiếp hay tự doanhxuất khẩu. xuất khẩu.
Chúng ta đều biết, phương thức gia công xuất khẩu chỉ phù hợp với đa số các doanh nghiệp ở thời kỳ đầu phát triển, do thiếu vốn, thiếu hiểu biết thương trường. Trên thực tế, các doanh nghiệp chấp nhận phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành), mặc dù biết rõ phương thức này thực chất là làm thuê cho các ông chủ đặt gia công ở nước ngoài, tạm thời chịu thiệt thòi, lợi nhuận thấp.
Sau hơn mười năm kinh doanh thực tế, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có điều kiện tích luỹ và trưởng thành. Mặt khác, với mục tiêu tăng tốc kim ngạch xuất khẩu và chiến lược đầu tư công nghệ được trình bày ở trên, cục diện ngành
dệt may đang có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2002, nước ta đã bước đầu đột phá thành công vào thị trường Mỹ, đưa kim ngạch lên 2,73 tỷ USD, tăng trên 38% so với năm 2001.
Tất cả điều kiện khách quan và chủ quan đang mở ra cho các doanh nghiệp cách nghĩ mới để có thể hướng vào phương thức xuất khẩu trực tiếp. Để thúc đẩy và mở rộng nhanh hơn phương thức xuất khẩu trực tiếp (hay tự doanh), cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể như sau :
*Giải pháp đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, đổi mới tổ chức, sắp xếp lại bộ máy hoạt động với các phòng ban hợp lý, gọn nhẹ, căn cứ vào công việc thực tế và mục tiêu kinh doanh. Việc thay đổi đó là cần thiết bởi lẽ doanh nghiệp chuyển đổi từ phương thức gia công với tư cách là người làm thuê, chỉ biết nhận việc và hoàn thành công việc, sang phương thức xuất khẩu trực tiếp (tự doanh) với tư cách ông chủ, tự xây dựng kế hoạch kinh doanh và chủ động thực hiện. Vậy, trong cơ cấu tổ chức, cần chú trọng các bộ phận chức năng như phòng Marketing nghiên cứu thị trường, phòng xuất khẩu...
Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, bằng mọi cách để năm bắt được những thông tin cần thiết về thị trường xuất khẩu nhằm xác định chắc chắn thị trường xuất khẩu mục tiêu để từ đó lập kế hoạch kinh doanh xuất khẩu sát đúng và năng động triển khai cụ thể theo kế hoạch.
Thứ ba, trong thời gian đầu, nếu cần thiết, doanh nghiệp có thể thuê tư vấn về thông tin thị trường và nghiệp vụ xuất khẩu để tránh những rủi ro trong kinh doanh.
*Giải pháp đối với Nhà nước
Để đây mạnh xuất khẩu có hiệu quả, Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên cần thiết đối với những doanh nghiệp chuyển đổi phương thức kinh doanh xuất khẩu từ gia công sang tự doanh, cụ thể:
- Chính sách tài chính ưu đãi như cho vay với lãi suất thấp, miễm hoặc giảm thuế trong 3 - 5 năm đầu...
- Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu ở cấp Nhà nước, hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp chuyển đổi. Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại sẽ đóng vai trò lớn trong hoạt động này để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức hữu quan khác trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, trước hết là các tổ chức tin cậy như Phòng Thương mại và Công nghiệp, Hiệp hội dệt may Việt Nam...