Nét chung của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 35 - 36)

Đối tượng nghiên cứu của chương này là thực trạng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu trong những năm qua. Tuy nhiên để có thể phân tích được đầy đủ tình hình xuất khẩu và cạnh tranh đó, đề tài không thể không trình bày tóm lược tình hình sản xuất, bởi lẽ sản xuất là cơ sở hình thành xuất khẩu và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu theo nguyên tắc : sản xuất - tiêu thụ trong nước - xuất khẩu và cạnh tranh trong xuất khẩu.

So với nhiều ngành khác, ngành dệt may ở Việt Nam là ngành công nghiệp truyền thống có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Từ khi đổi mới, ngành dệt may không ngừng phát triển cả về qui mô, năng lực sản xuất, trình độ công nghệ trang thiết bị, ngày một tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Cho đến nay, sản phẩm dệt may Việt nam đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước và có khả năng xuất khẩu lớn sang các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ... Việc xuất khẩu hàng dệt may đã đem lại một khoản ngoại tệ rất đáng kể để đổi mới và nâng cấp toàn bộ trang thiết bị công nghệ của ngành dệt may. Chỉ tính riêng trong bốn năm gần đây (1999 - 2002), xuất khẩu của ngành dệt may đã mang về cho đất nước trên 8,3 tỉ USD, chỉ thấp hơn mức kim ngạch dầu thô nhưng đứng đầu tất cả các ngành xuất khẩu chế biến trong cả nưóc. Ngành dệt may không chỉ đem lại nguồn tích luỹ cho đất nước mà còn góp phần quan trọng giải quyết việc làm, mang lại thu thập cho người lao động, tạo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Nước ta có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, người Việt Nam lại có truyền thống cần cù và rất sáng tạo. Mặt khác, giá cả sinh

hoạt thấp, chi phí lao động hạ, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may có ưu thế cạnh tranh. Đặc điểm của ngành dệt may không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, quay vòng vốn nhanh, đội ngũ công nhân lành nghề có thể sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao nếu được đào tạo tốt. Hơn nữa, Việt nam còn có vị trí địa lý và cảng khẩu rất thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá bằng đường biển nên giảm được chi phí vận tải. Hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung đều gần kề đường hàng hải quốc tế nên có thể hành trình theo tất cả các tuyến đi Bắc Á, Đông Á và Nam Á - Thái Bình Dương, đi Trung Cận Đông, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Từ cảng Sài Gòn đến đường hàng hải quốc tế thường chỉ mất ba giờ hành trình với 40 hải lý. Việt Nam cũng nằm trong khu vực các nước xuất khẩu lớn hàng dệt may như Trung Quốc nên ngành công nghiệp Việt Nam đang là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Có thể nói, phát triển ngành dệt may Việt Nam là phát huy tối đa những lợi thế hiện nay để phát triển kinh tế, thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w