Như đã nêu trên, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta tăng trưởng đạt mức cao nhất với trên 38%, trong khi đó kim ngạch buôn bán dệt may của toàn thế giới hầu như không tăng đáng kể. Vậy lý do dì dẫn đến mức tăng trưởng đột ngột đó ?
Yếu tố có ý nghĩa quyết định việc Việt Nam mở rộng hàng dệt may vào Mỹ, thị trường nhập khẩu lớn nhất của thế giới. có thể nói, năm 2002 là năm mở ra nhiều cơ hội cho ngành dệt may nước ta, là năm thành công lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Để khai thác triệt để hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, năm 2002 được xác định là năm bản lề cho xuất khẩu dệt may Việt Nam đột phá vào thị trường Mỹ, do được hưởng hạn ngạch tự do và thuế suất ưu đãi. Theo sự chỉ đạo của Nhà nước, từ đầu năm, ngành dệt may đã có bước chuẩn bị chu đáo nhằm chớp cơ hội ngay khi Quy chế Quan hệ thương mại bình thường giữa hai nước có hiệu lực. Việc tiếp đón và đàm phán với Hiệp hội dệt may Hoa Kỳ sang Việt Nam đầu năm 2002 là thắng lợi quan trọng..Khi
môi trường pháp lý được thông thoáng trong kinh doanh, các bước chuẩn bị tốt bằng sự nỗ lực và tính năng động của ngành dệt may rất cần thiết. Cụ thể, đến tháng 2/2002, Vinatex đã có 10.178 Rotor OE, 870.781 nồi cọc với năng lực sản xuất 100.008 tấn sợi. Để chuẩn bị vải, Vinatex có 4911 máy dệt thoi, 1.036 máy dệt kiếm, 349 máy dệt nước… với năng lực sản xuất gồm 160 triệu m2 vải/năm và 13 triệu kg vải đan kim.
Trong ngành may, cũng tính đến tháng 2 năm 2002, Vinatex còn có 45.400 thiết bị may với năng lực sản xuất đạt 120,3 triệu sản phẩm với các loại về hàng dệt kim, sơ mi, quần, jacket…
Do những cơ hội khách quan và nỗ lực chủ quan của bản thân ngành dệt may, kết quả mở rộng xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2002 đã đạt được 909 triệu USD, gấp gần 19 lần năm 2001. Ngành dệt may Việt Nam sau một năm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã tự khẳng định được mình và tạo đà cho những năm tới với nhiều hứa hẹn…