Cơ cấu sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 40 - 42)

Ngành dệt may Việt Nam, cũng như các nước khác, được chia ra làm 2 tiểu ngành cơ bản là dệt và may. Trước hết, sản phẩm dệt Việt Nam thường bao gồm những sản phẩm chính như dệt thường, dệt kim, dệt len, dệt lụa, dệt gấm, dệt thổ cẩm... Trên thực tế các sản phẩm dệt độc đáo, riêng có của Việt Nam thường là dệt thủ công từ các chất liệu tự nhiên đặc sắc như dệt lụa tơ tằm, dệt thổ cẩm đã tạo nên những loại vải nổi tiếng như lụa Vạn Phúc (Hà Đông), vải thổ cẩm Mai Châu (Hoà Bình)... Tuy nhiên, những sản phẩm thủ công này chủ yếu để giới thiệu nghề truyền thống Việt Nam, vì chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong toàn ngành dệt. Phần lớn hàng dệt xuất khẩu của Việt Nam vẫn là các sản phẩm dệt công nghiệp của Công ty dệt Hà Nội, Công ty dệt 8-3, Công ty dệt kim đông xuân, Công ty dệt Nam Định. Các loại sản phẩm dệt chủ yếu từ sợi OE (dành cho đan kim, sợi cọc thường), vải dệt thường và vải đan kim. Bảng số liệu sau đây cho biết sản lượng sợi của sản phẩm dệt :

Bảng 7: Cơ cấu sản phẩm dệt của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (đến 2/8/2002)

Sản phẩm Số lượng 1. Sợi * Sợi OE (chiếc) * Sợi cọc (chiếc) 10.178 (rotor) 885.756 (cọc sợi) 2. Vải * Vải dệt (1000m2) * Đan kim (kg) 159.774 13.000

Nguồn : Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex)

Bảng số liệu trên cho thấy, sản phẩm vải dệt chiếm tỷ trọng lớn hơn sản phẩm vải đan kim, sợi OE chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Nhu cầu thị trường hiện nay đang mở rộng sản phẩm đan kim, đặc biệt là thị trường Bắc Mỹ. Do đó sản phẩm

sợi OE để dệt đan kim đang được chú trọng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường xuất khẩu hiện nay.

Thứ hai là cơ cấu sản phẩm hàng may. Ngành may phong phú hơn về cơ cấu sản phẩm vì đây mới là chủng loại xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam. Trước đây, các sản phẩm may công nghiệp chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động, quần áo thường dùng ở nhà hay đồng phục học sinh. Cho đến nay, cơ cấu sản phẩm đã có sự thay đổi sâu sắc theo hướng đa dạng về chủng loại và mẫu mã nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới. Các sản phẩm thường xuyên được mở rộng, gồm cả quần áo thể thao, quần áo jean, complet, Jacket v.v... Ngay cả sản xuất phụ liệu may cũng đã có nhiều tiến bộ đáng kể về chủng loại và chất lượng. Các sản phẩm như chỉ khâu, khoá kéo, mex, bông tấm, nút nhựa... cũng được mở rộng. Dưới đây là cơ cấu sản phẩm may chủ yếu của Việt Nam hiện nay ;

Bảng 8: Cơ cấu một số sản phẩm may chủ yếu trong 9 tháng đầu năm 2002

Sản phẩm Số lượng (1000 chiếc) 1. Jacket 7.409 2. Sơ mi 10.942 3. Quần 6.193 4. Hàng dệt kim 19.744 5. Áo len 164 6. Quần áo khác 4.648 Tổng 49.100

Nguồn : Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex)

Như vậy, có thể nói, trong số những mặt hàng xuất khẩu chính, phần lớn sản phẩm may xuất khẩu của ta vẫn là hàng dệt kim (40%), áo sơ mi (22%) và quần áo các loại. Do nhiều khâu thao tác thủ công nên năng suất trong ngành may Việt Nam còn thấp so với các nước. Khâu thiết kế tạo "mốt" còn yếu nên phần lớn là may gia công hoặc theo mẫu đặt hàng của nước ngoài. Nhìn chung, các sản phẩm dệt may mang nhãn mác của Việt Nam vẫn còn rất ít trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w