Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 67 - 68)

Nam

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường xuất khẩu chủ yếu theo phương thức gia công tương ứng với phương thức "selling to" (nghĩa là "bán tới", khác với "selling in" nghĩa là "bán tại"). Hiện nay ở Mỹ, EU và Nhật Bản, các kênh phân phối hàng dệt may nhập khẩu có rất nhiều. Các quá trình phân phối được phân đoạn để có thể đưa ra các sản phẩm từ các nhà nhập khẩu, các đại lý, các nhà bán buôn đến các cửa hàng bán lẻ rồi tới người tiêu thụ cuối cùng. Có thể đơn cử các kênh phân phối điển hình như hệ thống bán buôn (whole sale club outlet), các hệ thống siêu thị, các cửa hàng bán lẻ... Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức kênh phân phối của chúng ta trên thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản thường chỉ dừng lại ở việc thông qua đơn đặt hàng do khách hàng tìm đến đặt gia công hoặc thông qua trung gian, môi giới, xuất khẩu trực tiếp chưa nhiều. Đó cũng là sự hạn chế về năng lực cạnh tranh trong việc phân phối hàng xuất khẩu. Sự hạn chế đó là do bản thân phương thức gia công xuất khẩu quy định.

Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang từng bước cố gắng và đã đạt được trên 20% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may bằng phương thức tự doanh (xuất khẩu trực tiếp). Đối với phương thức này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực để chủ động tổ chức kênh phân phối một cách năng động và hiệu quả hơn. Chúng ta kết hợp linh hoạt các hình thức hợp tác, liên doanh liên kết với những đối tác ở các nước sở tại để đưa hàng nhanh chóng tới người tiêu dùng và nâng cao được năng lực cạnh tranh trong hệ thống phân phối.

2.3.2.4. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong xuất khẩu hàng dệt may củaViệt Nam Việt Nam

Hiện nay, các nước xuất khẩu chủ yếu hàng dệt may vào thị trường nhóm nước phát triển là các nước và lãnh thổ châu á như : Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hongkong, Indonesia... Đây cũng là khu vực xuất

khẩu lớn nhất thế giới về hàng dệt may. Tuy nhiên, nếu xét về chủng loại hàng cụ

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w