Việc định giá sản phẩm xuất khẩu là nội dung rất phức tạp, cần phải tính đến hàng loạt yếu tố như chi phí sản xuất , chuyên chở, bảo quản, điều kiện thị trường, điều kiện cạnh tranh, thuế các loại, chi phí cho người môi giới, chi phí bảo hiểm và rủi ro, chi phí nghiên cứu thị trường... Nhiều nhiều nhà xuất khẩu chỉ đơn giản lấy giá bán nội địa cộng thêm cước phí vận chuyển ngoài nước và phí bảo hiểm, chi phí đóng gói và chi phí Marketing, rồi từ đó định giá xuất khẩu. Một số nhà xuất khẩu dựa vào giá của đối thủ cạnh tranh để định giá xuất khẩu sản phẩm của mình. Hai cách giải quyết đó đơn giản nhưng chưa hoàn toàn thoả đáng. Chúng ta phải có phương pháp xác định giá xuất khẩu một cách khoa học và toàn diện để đạt được mục tiêu xuất khẩu dài hạn, cạnh tranh được trên thị trường thế giới.
Có nhiều phương pháp để định giá cho sản phẩm dệt may xuất khẩu. Đối với thị trường Mỹ, hiện nay chúng ta vẫn tiến hành chủ yếu phương thức giá gia công, theo đơn đặt hàng từ các nước thứ ba nên chưa hoàn toàn chủ động được giá xuất khẩu, lợi nhuận lại không cao. Chúng ta có thể thấy cụ thể hơn giá xuất khẩu một số loại hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam như bảng dưới đây:
Bảng 14: Giá xuất khẩu một số loại hàng dệt may Việt Nam năm 2001 sang Mỹ
Mặt hàng Đơn vị tính Giá Cửa khẩu giao hàng
Áo gilê 3 lớp USD/chiếc 5 Chi cục HQ quản lý hàng ĐT-GC Áo jacet 3 lớp USD/chiếc 25 Chi cục HQ quản lý hàng ĐT-GC Áo Blazer EUR/chiếc 33 Chi cục HQ Biên Hoà
Áo Vest USD/chiếc 12 Chi cục HQ Biên Hoà Áo jacet (cat 21) USD/chiếc 21 Chi cục HQ Biên Hoà Áo đầm USD/chiếc 4 Chi cục HQ Linh Trung Áo bảo hộ USD/chiếc 8 Chi cục HQKCX-KCN Quần ngắn USD/chiếc 5 Chi cục HQ Biên Hoà
Quần Âu nữ 92S
USD/chiếc 9 Chi cục HQ quản lý hàng ĐT-GC Váy bò 1 lớp USD/chiếc 4 Chi cục HQ quản lý hàng ĐT-GC Vải thành phẩm USD/chiếc 4 Chi cục HQ Bến Lức
Nguồn : Thống kê giá cả hàng xuất khẩu - Tạp chí Ngoại thương 10/8/2002
So với mặt bằng giá chung trên thị trường thế giới, giá cả hàng dệt may Việt Nam bắt đầu đảm bảo được khả năng cạnh tranh so với các đối thủ. thêm vào đó, chất lượng sản phẩm của chúng ta cũng được đánh giá khả quan nên được ưa chuộng. Trên thực tế, đã có nhiều đơn đặt hàng dệt may vượt qua được các nhà sản xuất Trung Quốc, bởi lẽ các hãng đặt hàng may gia công lớn trên thế giới đã tín nhiệm và tìm đến địa chỉ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam . Thực tế đó cũng cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong việc chiếm lĩnh khách hàng nước ngoài.
Một yếu tố chi phối không nhỏ trong cơ cấu giá và năng lực cạnh tranh là chi phí nhân công. Việt Nam vẫn coi nhân công là thế mạnh của ngành dệt may. Bảng số liệu sau cho thấy cụ thể mức chi phí nhân công của Việt Nam so với một số nước trong khu vực.
Bảng 15: Chi phí giá nhân công ngành dệt may Việt Nam so với một số nước.
Số TT Quốc gia Tiền công bình quân/công nhân
1 Việt Nam 0,18 USD/giờ
2 Thái Lan 0,87 USD/giờ
3 Indonesia 0,23 USD/giờ
4 Malaixia 0,95 USD/giờ
5 Trung Quốc 0,34 USD/giờ
Nguồn : Thời báo kinh tế Sài gòn, số 20/2001
Qua đây, chúng ta có thể thấy được ưu thế về tiền công trong giá thành sản xuất hàng dệt may của Việt Nam. Dù trong điều kiện hiện nay, chi phí sản xuất hàng may còn cao do chi phí điện tăng (vừa qua, Tổng công ty dệt may Việt Nam phải đầu tư thêm 40 tỷ đồng do giá điện tăng), song nếu xét lợi thế về tiền công lao động như trên thì giá thành sản xuất hàng dệt may Việt Nam vẫn được đánh
giá là có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, giá thành xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như chi phí vận tải, bảo hiểm, thuế, chi phí Marketing.