Giải pháp về vốn đầu tư cho chiến lược công nghệ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 95 - 96)

3. Sản phẩm chính

3.2.3.2.Giải pháp về vốn đầu tư cho chiến lược công nghệ.

Chiến lược công nghệ là tất yếu đòi hỏi phải có vốn đầu tư cần thiết. Đến đây, lại phát sinh ba vấn đề đáng chú ý:

Một là, huy động vốn đầu tư, theo kinh nghiệm của nhiều nước xuất khẩu dệt may, cần khai thác triệt để từ các nguồn sau :

- Nguồn vốn từ phía Nhà nước. Đầu tư công nghệ phát triển ngành công nghiệp dệt may thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nằm trong kế hoạch định hướng vĩ mô của Đảng và Nhà nước. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên hợp lý để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng chế biến này, trước hết là ưu tiên vốn đầu tư. Tính hợp lý này cần thể hiện rõ ở hạng mục ưu tiên cấp vốn, lượng vốn và thời gian cấp vốn.

- Nguồn vốn tự có trong hạng mục đầu tư của bản thân ngành dệt may mà Bộ Công nghiệp quản lý.

- Nguồn từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) - Nguồn từ vốn ODA

- Nguồn vốn vay ngân hàng - Các nguồn vốn khác có thể...

Hai là, cần có kế hoạch huy động vốn cụ thể. Vốn đầu tư tuy lớn nhưng không phải đòi hỏi ngay một lúc mà diễn ra ở từng thời điểm cụ thể theo lộ trình công nghệ đã nêu trên.

Ba là, việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Theo lộ trình công nghệ, vốn đầu tư phải đồng bộ và có trọng điểm nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu. Đồng bộ là tuân thủ yêu cầu khách quan của đặc điểm công nghệ. Trọng điểm là yêu cầu chủ quan đối với người quản lý tốt, có đầu óc nhìn nhận và phát hiện nhanh. Hiệu quả là yêu cầu vốn dĩ trong hoạt động kinh tế. Thiết bị vốn hiện đại, giá nhập cao nhưng trình độ hiện nay chưa khai thác triệt để thiết bị đó thì rõ ràng là không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 95 - 96)