Đặc điểm chủ yếu về cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 57 - 61)

khẩu

Cạnh tranh luôn luôn tồn tại đồng hành cùng với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường. Tham gia vào thị trường hàng hoá nói chung cũng như thị trường dệt may nói riêng, doanh nghiệp đương nhiên phải chấp nhận cạnh tranh như một quy luật. Tuy nhiên, ngoài quy luật cạnh tranh chung, trong kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường thế giới còn có những đặc điểm riêng cụ thể, trước hết phải kể đến những đặc điểm chủ yếu sau :

Thứ nhất, nhu cầu về hàng dệt may rất đa dạng. Hàng dệt may trước hết thuộc loại nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mọi người ở tất cả các nước. Khác với lương thực như lúa gạo, lúa mì hay các loại thực phẩm khác, hàng dệt may không chỉ thuộc loại nhu cầu vật chất thiết yếu thông thường mà còn gắn liền với nhu cầu tinh thần, trong đó phải kể đến nhu cầu văn hoá, nhu cầu danh dự. Như vậy, có thể nói, hàng dệt may liên quan mật thiết đến tất cả 5 cấp loại nhu cầu chủ yếu trong Marketing là : nhu cầu vật chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu danh dự và nhu cầu tự khẳng định.

Ngoài 5 cấp loại trên, tất cả mọi người, ngay cả sau khi từ giã cuộc đời và trong "hành trình sang thế giới bên kia", vẫn còn nhu cầu may mặc một cách đầy đủ, tươm tất (được xếp vào cấp nhu cầu thứ 6, nhu cầu tâm linh). Đó cũng là một trong những đặc trưng riêng của hàng dệt may.

Theo các chuyên gia Marketing, cần hiểu đầy đủ và mở rộng nhu cầu hàng dệt may theo các nghĩa : mặc ấm và mặc đẹp. Nhớ rằng, nhu cầu mặc ấm cũng không chỉ đơn thuần theo nghĩa đen là để chống rét hay đảm bảo an toàn sức khoẻ mà còn bao hàm cả tư chất, nhân cách riêng của mỗi người. nhu cầu "mặc đẹp" càng được mở rộng hơn nữa, như : đẹp phải trang nhã, thanh tao, đẹp phải dịu dàng, đẹp phải kín đáo, sành điệu, oai phong, đẹp phải hợp hoàn cảnh (y phục xứng kỳ đức)... nhu cầu mặc đẹp theo nghĩa rộng ấy từ trang nhã, lễ nghi, uy lực, đến đẳng cấp, địa vị... cũng được bộc lộ sự đa dạng theo giới tính, độ tuổi, tôn giáo v.v... Cũng do vậy, bản thân nhu cầu về hàng dệt may đã bao hàm tính văn hoá và tính thời trang rất cao, tinh tế và rất phong phú. Nắm bắt được nhu cầu rất

đa dạng đó, các nhà tạo 'mốt" nổi tiếng, các hãng lớn đã dày công tìm tòi để đưa ra những mẫu mã mới, cải tiến, cách điệu có khả năng cạnh tranh cao và chiếm lĩnh thị trường rất hữu hiệu.

Tóm lại, toàn bộ nội dung phân tích tóm tắt trên muốn làm rõ: - Nhu cầu về hàng dệt may là rất lớn và ngày càng mở rộng.

- Nhu cầu về hàng dệt may là rất phong phú và đa dạng, gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, trong đó có cả nhu cầu tâm linh.

- Cạnh tranh trong xuất khẩu hàng dệt may, do đó cũng rất đa dạng và khốc liệt.

- Năng lực cạnh tranh không chỉ đơn thuần bằng chất lượng và giá cả như các mặt hàng khác mà còn phải thoả mãn tốt nhất nhu cầu theo từng khía cạnh nêu trên với nội dung rất phong phú, trong đó tính văn hoá và thời trang là nội hàm có ý nghĩa quyết định.

- Nếu không ý thức được đầy đủ nhu cầu phong phú trên thì không thấy được tính cạnh tranh và các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh khi xuất khẩu hàng dệt may ra thị trường thế giới, nhất là thị trường các nước phát triển cao hiện nay.

Thứ hai là tương quan cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu không kể lĩnh vực buôn bán tư liệu sản xuất thuộc ngành dệt may, thị trường nhập khẩu hàng tiêu dùng dệt may hiện nay chủ yếu vẫn là các nước phát triển thuộc 3 khu vực Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản. Những năm gần đây, nhập khẩu của các nước phát triển thường chiếm tỷ trọng trên dưới 80% tổng nhập khẩu toàn cầu. Ngược lại, các nước xuất khẩu hàng tiêu dùng dệt may chủ yếu là nhóm nước đang phát triển châu á.

Trong cuộc cạnh tranh giữa hai nhóm nước xuất khẩu và nhập khẩu này, nhìn chung lợi thế cạnh tranh vẫn thuộc về nhóm nước phát triển. Xét trên toàn cục, lợi thế đó được đánh giá thông qua những nội dung chủ yếu sau:

- Nhóm nước phát triển là quê hương của ngành công nghiệp dệt may. Như ở chương một đã nói, bước phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt may thế giới được gắn liền với sự ra đời và phát triển nhảy vọt của đại công nghiệp tư

bản chủ nghĩa ở các nước tư bản Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Từ sau Thế chiến hai (1939 - 1945) công nghiệp dệt may được chuyển dịch mạnh mẽ sang các nước mới phát triển (NICs) như Hàn Quốc, lãnh thổ Đài Loan, Hongkong... Như vậy toàn bộ hoạt động sản xuất và thương mại quốc tế về hàng dệt may đã tồn tại ở các nước phát triển từ nhiều thế kỷ. Hiện nay, nhóm nước phát triển duy trì sản xuất và tự thoả mãn khoảng gần 1/2 tiêu dùng dệt may trong nước (chủ yếu chủng loại chất lượng cao), hơn một nửa còn lại được giải quyết bằng con đường nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Do trình độ kinh tế chung và mức sống đều rất cao cho nên các nước phát triển khi nhập khẩu từ các nước đang phát triển, luôn luôn đòi hỏi chất lượng rất nghiêm ngặt theo chất lượng cao trong nước. Do vậy, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu thực chất là cuộc cạnh tranh không cân sức giữa nhóm nước đang phát triển và nhóm nước phát triển, giữa một bên là những doanh nghiệp sinh sau đẻ muộn với trình độ tích tụ và tập trung sản xuất còn rất thấp, với một bên là các đại gia tiền bối, có trình độ tích tụ và tập trung cao, lại có kinh nghiệm tích luỹ qua nhiều thế kỷ.

- Các nước phát triển vẫn giữ độc quyền về công nghệ sản xuất trong ngành dệt may. Hàng năm các nước phát triển vẫn xuất khẩu công nghệ may sang các nước đang phát triển. Trong chiến lược chung, nhóm nước phát triển thường chỉ xuất khẩu những dây chuyền công nghệ thế hệ thứ 2 hoặc thứ 3, nghĩa là những dây chuyền công nghệ thường lạc hậu trên dưới 5 năm so với công nghệ mới nhất thuộc thế hệ thứ nhất ở trong nước. Chiến lược đó được xem như một nguyên tắc bảo vệ độc quyền công nghệ hiện nay của hết thảy các nước phát triển, bởi lẽ độc quyền công nghệ là cái gốc đảm bảo ưu thế trong cạnh tranh quốc tế khốc liệt hiện nay, trong đó hai công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất, đó là chất lượng sản phẩm cao và giá thành sản phẩm hạ. Hiện nay các nước phát triển đang đi đầu trong việc kết hợp công nghệ robot (tự động hoá cao) với công nghệ máy tính hiện đại ở hầu hết các khâu, từ thiết kế, sản xuất đến phân phối và tiêu thụ sản phẩm (sẽ nói cụ thể ở chương 3, phần giải pháp công nghệ ). Như vậy, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu hàng dệt may cũng diễn ra không tương sức, giữa một bên là công nghệ lạc hậu và một bên là công nghệ

tiên tiến thuộc thế hệ thứ nhất. Do đó ưu thế trong cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và giá cả vẫn nghiêng về các nước nhập khẩu mỗi khi giao dịch.

Thứ 3 là tương quan cạnh tranh nội bộ giữa các nước xuất khẩu hàng dệt may. Nét nổi bật ở đây là tương quan cạnh tranh rất không đồng đều giữa các nhà sản xuất thuộc nhóm nước đang phát triển. Có hai tiêu chí cơ bản để đánh giá sự không đồng đều này, đó là quá trình xuất khẩu truyền thống và kim ngạch xuất khẩu hiện nay.

- Về quá trình xuất khẩu truyền thống, có thể chia các nước đang phát triển xuất khẩu dệt may ra làm 3 nhóm sau :

+ Nước xuất khẩu dệt may sớm nhất, từ thập niên 50-60 của thế kỷ XX như Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong... Trong cạnh tranh xuất khẩu dệt may vào 3 khu vực thị trường Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản, ưu thế vượt trội thường thuộc về các nước có bề dày xuất khẩu truyền thống rất sớm, bởi những yếu tố:

- Trình độ tích tụ và tập trung sản xuất ngành dệt may khá cao.

- Công nghệ sản xuất khá hiện đại vì đây là những nước đứng đầu nhóm NICs.

- Sản phẩm thường đa dạng hoá với chất lượng cao, giá thành hạ - Trình độ tổ chức và quản lý tốt.

- Biết Marketing và am hiểu thương trường, có hệ thống bạn hàng tin cậy + Nước xuất khẩu dệt may thuộc lớp thứ 2, từ thập niên 70-80, điển hình là Indonesia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, .. Tuy tham gia xuất khẩu dệt may muộn hơn song nhìn chung năng lực cạnh tranh của nước này thuộc loại trung bình khá.

+ Nước xuất khẩu dệt may thuộc lớp thứ 3, từ thập niên 90, điển hình là Bungari, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Việt Nam... thị trường xuất khẩu ban đầu của những nước này chủ yếu là khu vực EU, riêng Việt Nam là Nhật Bản và EU. Nhìn chung, năng lực cạnh tranh của nước này đang bị lép vế nhất vì thời gian tham gia xuất khẩu chưa nhiều, kinh nghiệm thương trường ít, hệ thống bạn hàng mỏng...

- Về kim ngạch xuất khẩu hiện nay (chủ yếu trong 3 năm gần đây), những nước đạt kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn và thị phần xuất khẩu cao, điền hình là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hongkong, Mehico, Indonesia, Thái Lan, Pakistan. Cùng với những nước và những lãnh thổ xuất khẩu truyền thống (như Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong), Trung Quốc đã vươn lên rất nhanh và trở thành nước dẫn đầu trong xuất khẩu hàng dệt may hiện nay. Nước này đang có nhiều ưu thế cạnh tranh ở cả thị trường Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản với chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ, chủng loại phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w