TB KÉO SỢI TB NHUỘM TẨY

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 93 - 95)

3. Sản phẩm chính

TB KÉO SỢI TB NHUỘM TẨY

TB NHUỘM TẨY TB DỆT TB MAY TẨY HẤP THUỐC NHUỘM TẨY HỒ HẤP, IN

Có thể thuyết minh thêm cho hình 1 với 5 bước công nghệ chủ yếu:

(1): Nguyên liệu dệt, đặc biệt là nguyên liệu nhân tạo, phụ thuộc sâu sắc vào công nghệ sản xuất trong ngành hoá than đá, hoá dầu mỏ để tạo ra nhựa hạt và tiếp đó là các loại sợi tổng hợp. Ngay từ bước đầu, rõ ràng nguyên liệu dệt đã rất đa dạng cả về chủng loại lẫn phẩm cấp và do công nghệ sản xuất quyết định.

(2): Công nghệ kéo sợi càng hiện đại sẽ có khả năng chế tác nguyên liệu thành những loại sợi càng mảnh nhỏ, siêu nhỏ với chất lượng cao. Bản thân công nghệ kéo sợi hiện đại, đến lượt nó, lại được quyết định bởi chất lượng hoàn thiện của thiết bị mà ngành chế tạo cung cấp, vào giá thành/giá cả thiết bị và hoá chất, vào khả năng tài chính của doanh nghiệp đầu tư. Vì các thiết bị kéo sợi và hoá chất tẩy hấp gồm nhiều loại khác nhau cho nên cũng tạo ra nhiều chủng loại sợi đa dạng.

(3), (4), (5): Các bước công nghệ nhuộm, dệt vải và may cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau về trình độ hiện đại (thế hệ cũ hay mới) và nguyên lý vận hành. Đơn cử về nguyên lý vận hành của công nghệ dệt phẳng hay dệt tròn, dệt truyền thống hay dệt kim, dệt thuỷ hay dệt khí lại có tương ứng các loại vải có chất lượng khác nhau...

Từ sơ đồ tóm tắt trên, cần nhấn mạnh:

- Chiến lược công nghệ dệt may gắn liền với hậu phương cung cấp trực tiếp từ 3 ngành: ngành nông nghiệp (cung cấp nguyên liệu tự nhiên), ngành công nghiệp chế tạo máy, thiết bị (cung cấp máy, thiết bị, dệt may), ngành hoá chất (cung cấp nguyên liệu nhân tạo, hoá chất nhuộm tẩy).

- Chiến lược công nghệ dệt may giải quyết các yêu cầu công nghệ cho toàn ngành, từ giải pháp về nguồn nguyên liệu và công nghệ kéo sợi đến công nghệ nhuộm - dệt, tẩy in và công nghệ may.

Thứ hai, chiến lược công nghệ dệt may trước hết phải xuất phát từ biến động thị trường (nhu cầu, giá cả) và bản thân doanh nghiệp (khả năng, mục tiêu) theo định hướng vĩ mô của Nhà nước.

Thứ ba, Chiến lược công nghệ dệt may phải theo một lộ trình thích hợp, tuy thuộc vào mục tiêu về chiến lược thị trường và về chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp. Nguyên tắc chung của chiến lược công nghệ dệt may là: thị trường và cạnh tranh, lựa chọn sản phẩm xuất khẩu, đầu tư và đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị và hoá chất dệt may (số lượng, chủng loại, tính năng...).

Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng, giải pháp về chiến lược, công nghệ và giải pháp quyết định sâu sắc nhất trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Bởi lẽ công nghệ mới là cái gốc tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, nhiều mẫu "mốt" mới, đáp ứng được xu hướng văn hoá thời trang ở thị trường các nước phát triển. Công nghệ mới còn là "đôi đũa thần kỳ diệu" [21] cho bước đột phá, tăng tốc kim ngạch xuất khẩu do tăng nhanh được sản phẩm cả về số lượng và chất lượng, đồng thời xây dựng được ngày một vững chắc thương hiệu Việt Nam cho hàng dệt may xuất khẩu tạo được chữ "tín" cao trên thương trường thế giới. Chiến lược công nghệ thực sự là bước ngoặt làm thay đổi hẳn cục diện một ngành công nghiệp xuất khẩu, có ý nghĩa thay da đổi thịt cho một mỹ nhân dệt may Việt Nam mới, đủ tự tin tiếp cận với khách hàng thượng lưu, hào hoa, khó tính...

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w