II. VAI TRÒ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay khá cao, vào khoảng 6,44% và con số này đặc biệt còn cao hơn ở các vùng nông thôn. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế nước ta hiện nay. Do vậy, xuất khẩu được mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Việc dư thừa lao động do chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong thời gian đầu là một tất yếu. Tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng những năm qua đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động một cách đáng kể theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
26
“Nếu vào năm 2010 việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD, hoặc cao hơn, thì đó là một chiến công lớn trong sự nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta. Nó sẽ làm đổi đời cho nhiều làng nghề, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động. Cứ xuất khẩu được một triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo được việc làm cho 3000 đến 4000 lao động chuyên nghiệp và nông nhàn. Trong khi đó một triệu USD hạt điều xuất khẩu chỉ giải quyết được khoảng 400 lao động chuyên nghiệp”.
Tình trạng thiếu việc làm của ta hiện nay tập trung chủ yếu ở nông thôn do đất canh tác bình quân đầu người thấp 750 m2/người, ở miền Bắc là 400 m2/ngườinên số lượng lao động dư thừa và nhàn rỗi ở nông thôn rất cao. Chỉ trong thời gian mùa vụ mới huy động 100% lực lượng lao động còn trong thời gian nông nhàn, chỉ sử dụng khoảng 25%. Vào những thời gian đó, người nông dân thường làm một số nghề phụ để tăng thu nhập hoặc họ có xu hướng bỏ ra các thành phố với hy vọng tìm được một công việc tạm bợ. Như vậy, thủ công mỹ nghệ phát triển ở các vùng nông thôn sẽ giải quyết việc làm cho hàng vạn người lao động nghèo, lao động nông nghiệp thiếu ruộng đất và những người bán thất nghiệp. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, nếu xuất khẩu được 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì sẽ thu hút được 3000 đến 4000 lao động chuyên nghiệp. Do đó việc xuất khẩu được mặt hàng thủ công mỹ nghệ có ý nghĩa không những về mặt kinh tế mà còn cả về mặt xã hội, cân đối cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn, giảm bớt được những vấn đề xã hội phát sinh do việc người lao động nông thôn tràn ra thành phố.
Thói đời “Nhàn cư vi bất thiện”, có nghề làm, có thu nhập sẽ hạnn chế nhiều tiêu cực, nhiều tệ nạn xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa nông thôn, đặc biệt trong tầng lớp thanh thiếu niên, hướng họ vào sự nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
27
chung, có ích, cùng nhau chung sức chung lòng, giữ gìn, xây dựng quê hương. Tạo thêm được công ăn việc làm cũng là một biện pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu nhất cho người lao động hiện nay. Đây cũng là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong vấn đề quốc kế dân sinh. Phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là biện pháp tích cực để góp phần thực hiện yêu cầu này, bởi nó sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho mọi tầng lớp lao động ở mọi lứa tuổi, không đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn.