Sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 28 - 29)

II. VAI TRÒ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2. Sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước

Với điều kiện khí hậu, đất đai Việt Nam rất thuận lợi cho một số cây nhiệt đới phát triển như gỗ, mây tre, nứa, dừa ..., ngoài ra Việt Nam còn có một số loại đất đặc biệt dùng trong sản xuất gốm, sứ. Đây chính là nguồn tài nguyên lớn của đất nước. Việc khai thác nguồn tài nguyên này để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu giúp chúng ta sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có giá trị gia tăng cao vì nguyên liệu đầu vào cho sản xuất chủ yếu được sử dụng từ những nguyên liệu sẵn có trong nước. Đó là gỗ, tre, nứa, trúc, mây, giang, lá nón, bông, đay, cói, sợi dứa, vỏ dừa, vỏ ốc, vỏ trứng ... thậm chí là đất sét, đất bùn. Để có những nguyên liệu này phục vụ sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hầu như không tốn chi phí mua nguyên liệu bởi nó là nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như cây cối, thậm chí cả những vật dụng thừa trong sinh hoạt (vỏ dừa, vỏ trứng...).

Đây là một thế mạnh lớn, góp phần không nhỏ trong quá trình sản xuất, vì vậy chúng ta cần phải biết tận dụng khai thác một cách triệt để và có hiệu quả nhất. Nhưng khai thác được chưa đủ, mà còn phải khai thác có hiệu quả. Cần phải có những biện pháp bảo quản tốt nguồn nguyên liệu này

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

28

ngay từ khi bắt tay vào sản xuất cho đến khi sản phẩm đến được tay người tiêu dùng. Bởi lẽ, đa phần nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đều có nguồn gốc thực vật (trừ hàng gốm, sứ) nên rất dễ bị ẩm mốc, mối mọt ... Thêm vào đó, khí hậu nóng ẩm của nước ta cũng ảnh hưởng phần nào chất lượng và tuổi đời của sản phẩm.

Về những nguyên liệu thô chưa sử dụng được ngay, cần qua một số khâu chế biến gia công như nguyên liệu cung cấp cho sản phẩm gốm sứ, cần có kế hoạch khai thác hợp lý tránh tình trạng khai thác bừa bãi, chế biến thủ công .. vừa gây thất thoát tài nguyên, lại vừa khai thác cả những loại tài nguyên không đồng nhất, kém chất lượng. Những yếu kém của loại nguyên liệu này là do khai thác không đúng kỹ thuật, khai thác bừa bãi ... Do đó, nguyên liệu, phụ liệu cho sản xuất gốm sứ hiện nay còn rất thô sơ, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cho các cơ sở sản xuất. Để nguồn nguyên liệu nói trên sử dụng có hiệu quả, chúng ta cần có sự quan tâm đầu tư vốn, trang thiết bị hiện đại cho việc nghiên cứu, tiến hành khai thác chế biến sản xuất.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)