Thực hiện chính sách hỗ trợ công tác thị trường và xúc tiến thương mại, tư vấn doanh nghiệp trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 63 - 68)

II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG

1.1.Thực hiện chính sách hỗ trợ công tác thị trường và xúc tiến thương mại, tư vấn doanh nghiệp trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản

1. Các giải pháp vĩ mô

1.1.Thực hiện chính sách hỗ trợ công tác thị trường và xúc tiến thương mại, tư vấn doanh nghiệp trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản

mi, tư vn doanh nghip trong vic thâm nhp th trường Nht Bn

*/ Giúp đỡ doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại

Sản xuất ra sản phẩm tốt thôi không đủ, cần làm sao để sản phẩm đến được tới tay người tiêu dùng, đó chính là mục tiêu mà tất cả nhà sản xuất

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

63

đều nhắm tới. Do đó, cần có các biện pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm bạn hàng. Tuy nhiên, do những khó khăn về kinh phí nên dù nhận thức được tầm quan trọng của công tác xúc tiến, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất thường không đủ sức triển khai mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài, không tiếp cận được các nguồn thông tin do đó thiếu thông tin về thị trường, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khả năng cạnh tranh, thụ động trong xuất khẩu. Để khắc phục tình trạng trên, cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước và các bộ ngành liên quan.

Tại buổi tọa đàm ngày 08/08/2001 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh giữa Bộ Thương Mại và các doanh nghiệp làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, thay mặt Bộ Thương Mại, ông Mai Văn Dâu - Thứ trưởng Bộ Thương Mại đã khẳng định với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ rằng Bộ sẽ nỗ lực giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại. Cụ thể, Bộ Thương Mại sẽ tăng cường vai trò của các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản coi đây là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam với du khách Nhật Bản. Các tham tán sẽ nghiên cứu tìm hiểu thị trường này (nhu cầu thị trường, dung lượng thị trường, xu hướng thị trường... ) tìm kiếm bạn hàng cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan ngoại giao của Nhật. Đây sẽ là sự hỗ trợ không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

Bên cạnh đó, có thể kể ra đây triển lãm “ Xúc tiến xuất khẩu sang Nhật Bản” do JETRO (Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản) và Trung tâm phát triển ngoại thương và đầu tư phối hợp tổ chức trong tháng 3/2000 cũng đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm, nhất là sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

64

JETRO không chỉ giới thiệu các khả năng xuất khẩu sang Nhật Bản mà còn hứa tài trợ cho các đại diện của doanh nghiệp Việt Nam sang Nhật Bản tìm hiểu thị trường cũng như cử chuyên gia Nhật sang giúp các nhà sản xuất về công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Như vậy, những cơ hội tiếp xúc trao đổi với các tổ chức xúc tiến nước ngoài, tiêu biểu như Jetro sẽ mở ra khả năng xâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Trong tương lai, Chính phủ và các bộ ngành cần thắt chặt hơn nữa quan hệ với tổ chức xúc tiến thuơng mại Nhật Bản - JETRO, tổ chức các buổi gặp gỡ giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản.

Đồng thời, Bộ Thương Mại nên nghiên cứu tổ chức hội chợ triển lãm dưới dạng phiên chợ định kỳ, ít nhất là mỗi năm một lần cho hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam. Phiên chợ này chỉ có mục đích để giao dịch tìm kiếm bạn hàng, bán buôn, không bán lẻ. Bộ cũng nên giao cho Cục xúc tiến Thương mại kết hợp với doanh nghiệp tổ chức đưa ra quy chế, nội dung hội chợ, chi phí gian hàng... Trước mắt, Nhà nước nên hỗ trợ vốn 100%, khi hội chợ đi vào nề nếp sẽ tổ chức thu phí các doanh nghiệp tham gia. Thực tế, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ nước ta rất lớn nhưng không có điều kiện tham gia các hội chợ ở nước ngoài để tìm đối tác vì chi phí quá cao.

Những hội chợ trong nước sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau đồng thời giới thiệu cho khách hàng nước ngoài cái nhìn tổng quan hơn về hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, tăng vị thế hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường quốc tế, mở ra cơ hội ký kết các hợp đồng lớn.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

65

Ngoài ra, Nhà nước và Bộ Thương Mại cũng đang thành lập thêm một số các trung tâm giới thiệu sản phẩm và giao dịch mua bán hàng thủ công mỹ nghệ ở cả Việt Nam lẫn Nhật Bản, các trung tâm này có các gian hàng cho các doanh nghiệp trong nước thuê trưng bày chào bán hàng xuất khẩu với giá khuyến khích. Qua nghiên cứu cho thấy, hầu hết các công ty thành công trên thị trường Nhật đều bán sản phẩm thông qua chi nhánh của mình tại Nhật ngay từ lúc khởi sự; hoặc làm việc thông qua các công ty thương mại có quan hệ với thị trường nhập khẩu của Nhật; hoặc liên hệ được với các cửa hàng lớn ở Nhật vì họ chủ động trực tiếp nhập hàng từ nước ngoài về ... Việt Nam hiện đã và đang giới thiệu các sản phẩm phù hợp với thị thiếu của người dân Nhật tại trung tâm “Việt Nam Square” ở Osaka tuy hàng thủ công mỹ nghệ chưa xuất hiện phổ biến. Nhà nước và Bộ Thương mại nên tiến hành xuất bản những quyển sách giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở Nhật Bản, giới thiệu rộng rãi các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, hướng dẫn tiêu dùng, tạo thị hiếu, gắn chặt việc giới thiệu thành tựu văn hóa dân tộc với bàn tay khéo léo của người Việt Nam.

Chính phủ cần có chính sách khuyến khích việc khai thác những hoạt động quốc tế như hội thảo, biểu diễn thao tác nghề nghiệp… nhằm phát triển ngành nghề phục vụ xuất khẩu. Chẳng hạn Hội bảo trợ thủ công mỹ nghệ của Mỹ có chương trình hỗ trợ 10,000 làng nghề của thế giớ và thường có mời các nghệ nhân của các nước sang Mỹ biểu diễn thao tác nghề nghiệp. Tại Achentina, vào tháng Tư hàng năm thường tổ chức Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ và khoảng 700 nghệ nhân của các nước được mời tham gia biểu diễn thao tác nghề có gian hàng trưng bày miễn phí. Tùy từng trường hợp cần thiết, Nhà nước nên trợ cấp kinh phí cho các nghệ nhân Việt Nam tham gia các hoạt động này, kết hợp với việc giới thiệu

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

66

hàng hóa của Việt Nam. Hơn nữa nghệ nhân có thể chào bán, ký kết các hợp đồng xuất khẩu theo ủy nhiệm của các công ty kinh doanh xuất khẩu trong nước được hưởng thù lao hoặc hoa hồng theo kết quả thực hiện công việc.

Các cơ quan hữu quan của Nhà nước, cơ quan xúc tiến thương mại, cơ quan thương vụ của Việt Nam ở Nhật Bản cần tổ chức nghiên cứu, thu thập thông tin thường xuyên cung cấp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dưới dạng các bản tin chuyên đề định kỳ và các bản tin nhanh. Mặt khác, các doanh nghiệp phải chủ động công tác tiếp thị, nắm bắt thông tin theo cách riêng của mình, không thụ động trông chờ vào các cơ quan Nhà nước, các cơ quan xúc tiến thương mại.

Có thể nói, vì mục tiêu phát triển hàng thủ công mỹ nghệ và đẩy mạnh lượng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, phát huy được tiềm năng và lợi thế về khả năng xuất khẩu, Chính phủ cần nhanh chóng triển khai hiệu quả các biện pháp trên và đề ra những chính sách, biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại cụ thể hơn nữa để các sản phẩm Việt Nam có thể đứng vững trên thị trường quốc tế.

*/ Thành lập các hiệp hội cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Ở nước ta, các doanh nghiệp, các đơn vị xuất khẩu chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng cạnh tranh kém nên khi tham gia vào thị trường quốc tế thường bị động, phụ thuộc vào thị trường, thị phần nhỏ bé, không ổn định và thường bị ép giá. Vì vậy, trong thời gian qua, để khắc phục yếu điểm trên, nhiều hiệp hội đã được thành lập, tập hợp các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất trong cùng một ngành nghề, cùng mặt hàng như Hiệp hội Cà phê Việt Nam, Hiệp hội xuất khẩu gạo Việt Nam ...

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

67

Thông qua hoạt động của mình, các hiệp hội này giúp đỡ các thành viên về vốn, tiếp cận nguồn thông tin nhanh, chính xác, đề ra chiến lược sản xuất, kinh doanh và chiến lược giá.... cho toàn ngành nên đã hoạt động rất hiệu quả, tăng vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Điều đáng tiếc là việc thành lập những hiệp hội cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu hiện còn chưa được đề cập đến nhiều.

Bộ Thương mại cần nhanh chóng xem xét việc thành lập các hiệp hội này trong thời gian ngắn nhất có thể. Các hiệp hội này sẽ quy tụ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong cả nước, các cơ sở sản xuất ở các địa phương, các làng nghề cùng tham gia. Hiệp hội sẽ là nơi để các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau giải quyết những khó khăn vướng mắc, học hỏi lẫn nhau, đề ra chiến lược hoạt động chung, đồng thời tìm các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài, không qua trung gian để tăng thu lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 63 - 68)