ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 61 - 63)

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Nhận rõ tiềm năng của ngành về hai mặt kinh tế lẫn xã hội và cần phải phát triển hơn nữa tiềm năng này, trung tuần tháng 5/2001, Bộ Thương mại vừa trình Chính phủ đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Trong đề án này các sản phẩm gỗ, gốm, sứ mĩ nghệ, hàng mây tre đan, hàng thêu, ren, thổ cẩm, thảm, hàng chạm bạc khắc đá, đúc chạm, đồđồng sẽđược đặc biệt ưu đãi khuyến khích xuất khẩu; sẽ ưu đãi các dự án thành lập mới, các dự án đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất: giảm 50% hoặc miễn toàn bộ tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất từ 3 đến 13 năm trong thời gian thực hiện dự án, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được vay đầu tư dài hạn với lãi suất ưu đãi; hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng trưng bày sản phẩm tại các hội chợ triển lãm quốc tế (sẽ miễn 100% nếu doanh nghiệp ký được hợp đồng xuất trị giá trên 20.000 USD); thành lập thêm một số Trung tâm Xúc tiến Thương mại taị Canada, Mỹ, Pháp, Đức, Trung Đông và Nga; cho phép bán trả chậm, ký gửi, đại lý bán hàng ở nước ngoài có sự bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng hoặc Quỹ hỗ trợ xuất khẩu; cho phép khách du lịch mua sản phẩm tại cửa hàng miễn thuế không tính VAT. Mục tiêu của dự án nàylà đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đạt 1tỷ USD.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

61

Thứ trưởng Bộ thương mại Mai Văn Dâu dự đoán rằng “ ... Nếu vào năm 2010 việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD, hoặc cao hơn, thì đó là một chiến công lớn trong sự nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu của cả nước; nó sẽ làm đổi đời cho nhiều làng nghề , tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động ... Với 1,5 tỷ USD, khi đó cũng chỉ chiếm khoảng 2,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nhưng tương đương với giá trị xuất khẩu gần 10 triệu tấn gạo theo thời giá vừa qua”.

DỰ TÍNH KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU

HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆĐẾN NĂM 2005

( Đơn vị: Triệu USD )

Ngành hàng Năm 2000 Dự tính đến năm 2005 Đồ gỗ gia dụng 120 -130 350 - 400 Đồ gỗ mỹ nghệ 50 - 60 120 - 150 Đồ gốm sứ mỹ nghệ 100 - 120 250 - 300 Mây tre đan 30 - 40 60 - 80 Thảm các loại 10 20 - 25 Thêu ren, thổ cẩm 10 20 - 30 Các loại khác 10 20 - 30 Tổng cộng 250 - 300 900 -1000

Ngun: Tài liệu của Trung tâm Thông tin - Bộ Thương Mại

Để đạt được chỉ tiêu trên, trước mắt các nhà sản xuất hàng TCMN trong nước phải cố gắng giữ vững các khách hàng cũ bằng uy tín, bằng chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng thời hạn và luôn có các mẫu mã mới để giới thiệu khi giao lô hàng cũ. Nghiên cứu giá thành sao cho đối tác ký kết hợp đồng hay thu mua tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận. Tìm cách quảng bá sản phẩm chủ lực của đơn vị ra nước ngoài bằng nhiều mối quan

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

62

hệ, khai thác thương mại điện tử, cố gắng tham gia các hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ngoài. Trong sản xuất cần giảm bớt các chi phí không cần thiết và tiết kiệm tránh tiêu hao nguyên vật liệu, chú trọng việc đào tạo thêm nghệ nhân trẻ có tay nghề và văn hóa… Những biện pháp trên có thể được xem là nền tảng chuẩn bị để thực hiện đề án “Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ” của Bộ Thương mại được Chính phủ phê duyệt với các ưu đãi giảm 50% hoặc miễn toàn bộ tiền sử dụng đất cho các dự án thành lập mới hay các dự án đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được vay đầu tư dài hạn với lãi suất ưu đãi hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng trưng bày tại các hội trợ triển lãm quốc tế… thì các đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong nước mới có đủ thực lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhìn lại con số 235 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 2000, tăng 3 lần so với năm 1996, trong giai đoạn nhiều khó khăn thì chỉ tiêu 1 tỷ USD xuất khẩu cho năm 2005, tăng gấp 4 lần so với năm 2000, trong điều kiện thuận lợi hơn sẽ không ngoài năng lực của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)