Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 31 - 32)

II. VAI TRÒ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa

Tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng lên, theo đó tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm đi. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở sự chuyển dịch lao động và thu nhập

Chuyển dịch lao động. Lao động trong các ngành nghề rất khó phân biệt một cách rõ ràng, bởi họ tham gia vào các ngành nghề có sự đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu như trức đây nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu và thu hút hầu hết lao động thì hiện nay, thì hiện nay với sự phát triển mạnh của làng nghề, nông nghiệp đã mất đi thế áp đảo và nhường chỗ cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Do thu nhập cao, các làng nghề đã trở thành nơi tiêu thụ nhiều loại sản phẩm hàng hóa tiêu dùng và xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường nông thôn.

Người dân nông thôn vốn chỉ làm nông nghiệp, chủ yếu quanh quẩn trong lũy tre làng, ít có điều kiện giao lưu, tiếp cận với bên ngoài. Làng nghề ra đời và phát triển tạo điều kiện thúc đẩy sự thay đổi bộ mặt nông thôn. Từ hoạt động kinh doanh của làng nghề tạo nên nhu cầu giao lưu, đòi

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

31

hỏi làng nghề phải có bộ mặt mới, văn minh hiện đại, dễ thu hút khách hàng. Để duy trì cho làng nghề của mình tồn tại và phát triển, buộc người làm nghề phải bươn trải ra bên ngoài, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Đồng thời khách bên ngoài tìm đến làng nghề ngày càng nhiều để trao đổi sản phẩm. Thông qua các mối quan hệ đó, sự giao lưu ngày càng thắt chặt hơn, thường xuyên hơn.

Chuyển dịch thu nhập. Từ nhiều năm nay, phát triển nghề thủ công vẫn là hướng chủ yếu và thiết thực nhất để xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống nông thôn. Ngay từ khi các nghề thủ công còn được gọi là “nghề phụ” thì nó đã trở thành “thu nhập chính” cho nông dân trong nhiều làng nghề. Việc phát triển xuất khẩu hàng thủ công càng làm tăng nhanh thu nhập của các làng nghề, bộ mặt các làng nghề thay đổi từng ngày. Vùng nghề chuyên sản xuất hàng xuất khẩu trở thành những trung tâm sầm uất và giàu có.

Qua điều tra tại một số làng nghề cho thấy mức thu nhập bình quân chênh nhau khá xa. Nhìn chung, đời sống của dân trong làng nghề cao hơn hẳn dân trong các làng nông nghiệp. Ngoài thu nhập từ nông nghiệp, họ còn có thu nhập từ nghề thủ công. Mức thu nhập từ nghề thủ công khác nhau theo từng loại làng nghề và theo từng loại nghề. Nhiều gia đình có mức thu nhập bình quân từ 1 triệu đồng trở lên, hoặc thu nhập cá biệt tới chục hay hàng trăm triệu đồng một lần khi ký được hợp đồng lớn. Cùng với sự phát triển sản xuất, tỷ trọng thu nhập từ các nghề thủ công ngày càng tăng, số hộ giầu tăng nhanh, số hộ nghèo giảm đi rõ rệt.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)