Tăng thu ngoại tệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 29 - 31)

II. VAI TRÒ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

3. Tăng thu ngoại tệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước

Đến nay Việt Nam vẫn đang đứng trong danh sách các nước nghèo có thu nhập thấp trên thế giới. Vì vậy muốn tăng trưởng GDP theo đầu người để theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới thì phải huy động nhiều nguồn lực, phải tận dụng mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước, trong đó đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng là một hướn đi đúng đắn, là biện pháp quan trọng để phát huy nội lực, góp phần tạo ra tiền đề vật chất quan trọng để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

29

Mặc dù đứng thứ tám về kim ngạch xuất khẩu năm 2000 với 235 triệu USD, nhiều người vẫn cho rằng số lượng đóng góp tuyệt đối của ngành hàng này quá thấp, mới chỉ đạt chưa đầy 3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhưng nếu nhìn ở khí cạnh khác: Từ giá trị thực thu thì sự đóng góp của thủ công mỹ nghệ không nhỏ. Các ngành hàng dệt may, giầy dép, tuy kim ngạch thống kê cao nhưng ngoại tệ thực thu lại thấp, chỉ chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu, vì nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính giá trị thực thu còn thấp hơn nữa, khoảng 5-10%. Trong khi đó, hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm trong sản phẩm thấp: 3-5% giá trị xuất khẩu. Vì vậy giá trị thực thu xuất khẩu hàng thủ công rất cao: 95-97%. Và như vậy, với 235 triệu USD xuất khẩu năm 2000, giá trị thực thu hàng thủ công mỹ nghệ tương đương với giá trị thực thu xuất khẩu 1140 triệu USD hàng dệt may, xấp xỉ 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Điều này cũng có nghĩa là nếu chúng ta tăng thêm giá trị xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tương đương với tăng giá trị xuất khẩu 4,7 triệu USD hàng dệt may. Mặt khắc để thu về (thực thu) 1 tỷ USD hàng dệt may, Nhà nước và doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản đầu tư không nhỏ cho dây chuyền sản xuất, hạ tầng cơ sở, đào tạo nhân lực, giải quyết các chính sách với người lai động... Trong khi đó khoản đầu tư với hàng thủ công mỹ nghệ sẽ ít hơn rất nhiều do sản phẩm thủ công mỹ nghệ không đòi hỏi đầu tư nhiều máy móc (chủ yếu làm bằng tay), mặt bằng sản xuất có thể phân tán trong các gia đình và sự đầu tư chủ yếu của dân.

Theo kinh nghiệm các quốc gia đang phát triển (NICS), để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, bước đầu ta cần có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực mà ta có thế mạnh để xuất khẩu thu ngoại tệ. Dùng số ngoại tệ thu được

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

30

nhập khẩu máy móc, trang thiết bị để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Căn cứ vào tiềm năng của nước ta, ngoài dầu thô, than đá, thuỷ sản, gạo và cà phê thì hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào danh mục hàng xuất khẩu chủ lực. Bởi lẽ mặt hàng này có khả năng sản xuất trong nước với khối lượng lớn, hơn nữa có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới và có kim ngạch xuất khẩu cao. Vì vậy, phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là phương pháp đem lại lượng ngoại tệ lớn để phục vụ tốt công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)