Những khó khăn

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 51 - 53)

II/ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

1. Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ

1.2 Những khó khăn

Tuy được đánh giá là cái nôi văn hoá của châu Á, là quê hương của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có chất lượng cao từ những thế kỷ 18 và 19, Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cho các nước trên thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng.

Trước hết do qui mô của các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn quá nhỏ, và do phương thức thu gom hàng của ta để xuất khẩu lâu nay vẫn chưa khắc phục hết tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún .. . Vì thế, doanh nghiệp của ta còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các hợp đồng lớn, hoặc các hợp đồng đột xuất ngoài dự kiến trước của phía ta, nhưng phía Nhật lại có yêu cầu. Điều này dẫn đến một số công ty của ta không đủ khả năng cung ứng nhưng vẫn ký hợp đồng với Nhật và kết quả là đã không thực hiện được hợp đồng, gây mất uy tín cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, với qui mô như vậy, các nhà thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không thể có khả năng đầu tư theo chiều sâu cho toàn bộ qui trình sản xuất của mình. Mặc dù là các mặt hàng thủ công, nhưng có rất nhiều công đoạn cần được xử lý bằng công nghệ hiện đại: thí dụ công nghệ làm sạch nguyên phụ liệu, công nghệ xử lý mốc và gia cường độ bền của phụ liệu, công nghệ xử lý bề mặt sản phẩm ... đều phải có sự tham gia

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

51

của công nghệ hiện đại mới có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc ... . Mặt khác, qui mô sản xuất nhỏ cũng dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều - một trong các điều cấm kỵ trong thương mại quốc tế hiện nay.

Bên cạnh đó, biện pháp thâm nhập thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam còn quá đơn giản và chưa chủ động. Việc thâm nhập thị trường Nhật Bản bằng hình thức tiếp cận trực tiếp chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức. Trong đó, nguyên nhân một phần do chi phí khảo sát thị trường rất tốn kém mà các doanh nghiệp của ta quy mô nhỏ, mới bước vào một số năm chưa có đủ tiềm lực kinh tế làm ăn lớn. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hầu như chưa có các văn phòng đại diện tại Nhật , chưa nói đến hoạt động cao hơn như thành lập chi nhánh bán hàng, sử dụng đại lý bán hàng, thiết lập một hệ thống phân phối riêng cho các doanh nghiệp trên thị trường Nhật Bản ... Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta cũng chưa có điều kiện tham gia nhiều cuộc hội thảo hay triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tại Nhật Bản. Thực tế này dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam không thể nắm bắt kịp thời chính xác được nhu cầu hàng hoá, thị hiếu tiêu dùng cũng như các quy định về quản lý xuất nhập khẩu của Nhật Bản .. Do vậy, việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc vào phía đối tác Nhật.

Thông tin từ phía người tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản đã ít như vậy, thông tin từ chính sản phẩm của Việt Nam đến thị trường xuất khẩu cũng chưa nhiều. Bởi lẽ các doanh nghiệp Việt Nam chưa có điều kiện quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến người tiêu dùng Nhật Bản.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

52

Nhiều chính sách, quy định của Nhà nước vẫn còn rườm rà gây cản trở cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Có lẽ chỉ một chính sách cho thuế xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bằng không cũng chưa thể tạo đà cho sự phát triển của một ngành nghề có ý nghĩa tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo cho người lao động. Việc đóng cửa rừng một cách máy móc đã khiến cho đội ngũ kiểm lâm biến chất gây biết bao phiền toái cho người khai thác nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các thủ tục phiền hà của hải quan cũng làm nản lòng những nghệ nhân Việt Nam ... Tuy vậy hy vọng rằng với những thuận lợi cơ bản nói trên, ngành thủ công mỹ nghệ của Việt nam sẽ có một bước phát triển chuyển mình tạo đà phát triển cho nền kinh tế non trẻ của nước nhà.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)