Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 53 - 55)

II/ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

2. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang Nhật Bản

Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì con người ta càng tôn vinh lao động nghệ thuật thủ công truyền thống bấy nhiêu, bởi lẽ không có cái máy hiện đại nào có thể thay thế bàn tay vàng cảu những người thợ thủ công. Nhật Bản là một nước phát triển nên nó cũng không nằm ngoài quy luật đấy.

Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta nhiều nhất từ năm 1991 đến nay. Trong đó, chủ yếu là đồ gỗ, gốm sứ, mây tre lá, thêu ren và đặc biệt là sơn mài.

Theo phía Nhật Bản, hàng năm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này khoảng 65 triệu USD đồ dùng gia đình, chủ yếu là đồ gỗ mới đáp ứng đủ nhu cầu. Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu hơn 3 tỷ USD, chiếm khoảng 25% thị phần, phần lớn từ các nước châu Á và Mỹ. Đồ dùng gia đình của Việt Nam, trong đó có đồ gỗ xuất sang Nhật Bản hàng năm khoảng 58-60 triệu USD, chiếm chưa đến 2% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

53

Nhật Bản. Với lợi thế về nhân công rẻ và tay nghề cao trong việc xử lý gỗ, và tận dụng được nguồn gỗ từ Lào và Campuchia, Việt Nam trong những năm tới sẽ có khả năng tăng nhanh được kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Mục tiêu đặt ra cho mặt hàng này là 180 triệu USD năm 2002 và tiến tới 300 triệu USD năm 2005.

Gốm sứ cũng là mặt hàng có tiềm năng phát triển rất lớn tại thị trường Nhật Bản. Nhập khẩu đồ gốm sứ của Nhật Bản đang tăng rất mạnh trong những năm gần đây, tới khoảng 23 tỷ Yên ( khoảng hơn 200 triệu USD ) trong năm 1999. Từ năm 1994 đến năm 1999, khối lượng nhập khẩu gốm tăng 1,4 lần và sứ tăng 2,7 lần. Những năm gần đây nhu cầu nhập khẩu hàng gốm sứ của Nhật Bản cũng tăng mạnh, tuy nhiên thị phần của Việt Nam còn rất nhỏ, mới chỉ đạt khoảng 6 triệu USD/năm, trong khi thuế suất nhập khẩu đồ gốm sứ rất thấp ( 0 - 3% ). Đây là mặt hàng Việt Nam có thể tăng được kim ngạch nếu như các nhà sản xuất quan tâm hơn đến khâu tạo hình, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, thường xuyên thay đổi mẫu mã. Các nhà xuất khẩu cũng cần quan tâm hơn đến khâu tiếp thị, chú trọng quan hệ với các siêu thị và các nhà kinh doanh bán lẻ mới dễ đưa hàng thâm nhập vào được thị trường.

Ngoài ra những lọ hoa, bàn ghế, đồ trang trí treo tường trong nhà, mành tre, mành trúc ... bằng mây tre đan cũng rất được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng. Đặc biệt hàng rào trang trí vườn cảnh hiện nay đang là sản phẩm số 1 xuất sang thị trường Nhật Bản. Nói đến nhà của người Nhật, người ta nghĩ ngay đến nền văn hoá truyền thống Nhật Bản với những chậu cây cảnh bon-sai, những khu vườn bao bọc xung quanh nhà. Và người Nhật đã chọn chất liệu mây tre đan cảu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam tô điểm thêm cho căn nhà của họ. Hàng năm Nhật nhập khẩu khoảng 120 triệu USD đồ mây tre đan từ các nước châu Á, trong số

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

54

đó hơn 50% là nhập khẩu của Trung Quốc. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm thật tốt công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại kết hợp với việc sáng tạo mẫu mã chủng loại thêm phần đa dạng, phong phú ... để tiến tới một tương lai tươi sáng cho mặt hàng mây tre đan.

Người dân Nhật Bản ngày nay vẫn rất coi trọng các vật dụng tự nhiên như đồ may mặc bằng tơ tằm, các đồ ăn uống bằng sành sứ, các vật dụng khác bằng tre, nứa, lá... Thị hiếu tiêu dùng có thay đổi cũng chỉ là xu hướng tiến tới thiên nhiên nhiều hơn, nhưng vẫn chung thuỷ với cội nguồn sâu xa của nhân loại là “rừng xanh” và “đại dương”. Ta có thể thấy được điều này qua bảng cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam của Nhật:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)