Sửa đổi bổ xung các quy định cho vay vốn, nhất là vốn ưu đã

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 68 - 70)

II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG

1. Các giải pháp vĩ mô

1.2. Sửa đổi bổ xung các quy định cho vay vốn, nhất là vốn ưu đã

Vốn luôn là nỗi băn khoăn không chỉ của các nhà sản xuất mà của cả các nhà quản lý kinh doanh xuất khẩu. Bởi lẽ hầu hết các cơ sở đều thiếu vốn để đầu tư phát triển, cải tiến hay trang bị công cụ thiết bị công nghệ mới, sáng tác thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo kết quả điều tra của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết chỉ có khoảng 2,4% số cơ sở được vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, và khoảng 13,2% vay được từ Quỹ tín dụng nông thôn, còn lại thường phải vay của tư nhân với lãi suất nặng gấp 2-3 lần. Có đến 97% số cơ sở sản

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

68

xuất thủ công mỹ nghệ ở quy mô hộ gia đình nên thiếu mối liên kết về kinh tế kỹ thuật. Vậy Nhà nước cần sửa đổi các quy định cho vay vốn để doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có thể được trực pthiếp như vay với lãi suất thấp, giúp mở rộng quy mô sản xuất.

*/ Theo Nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, thì chỉ những dự án đầu tư tại các vùng khó khăn ( trong đó có các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các dự án sử dụng nhiều lao động ) mới được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển Nhà nước.

Vì vậy Chính phủ cần mở rộng thêm việc cho vay vốn từ Quỹ này đối với các dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh thuộc các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã được quy định trong danh mục A, không kể là dự án đầu tư tại vùng nào. Đồng thời các dự án này được áp dụng chính sách “Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư” quy định tại Nghị định 43 nêu trên, hoặc được Quỹ này bảo lãnh tín dụng đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu thì còn có thể được Quỹ hỗ trợ xuất khẩu Quốc gia cấp tín dụng xuất khẩu ưu đãi và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.

*/ Chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện có đối với các ngành nghề truyền thống ( theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước ) là áp dụng cho các dự án đầu tư thành lập mới hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

Thực trạng hiện nay là các đơn vị sản xuất - kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ đều thiếu vốn, không vay được vốn hoặc không đủ sức vay

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

69

vốn với lãi suất cao để tổ chức sản xuất - kinh doanh ( mua nguyên vật liệu để sản xuất hoặc mua sản phẩm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ).

Vì vậy để khuyến khích khai thác các cơ sở sản xuất - kinh doanh hiện có tăng nguồn hàng cho xuất khẩu, đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có hợp đồng xuất khẩu đạt mức từ 50.000 USD trở lên Chính phủ nên tạo điều kiện cho hưởng các ưu đãi về vốn kinh doanh như sau:

- Được Ngân hàng ưu tiên cho vay đủ vốn sản xuất - kinh doanh theo hợp đồng đã ký

- Sau khi thực hiện hợp đồng, được Quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước hoặc Quỹ hỗ trợ xuất khẩu hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định 43/1999/NĐ-CP, tức là hỗ trợ 50% lãi suất trên số vốn thực tế đã vay của Ngân hàng.

- Đồng thời, các nhà sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu cũng được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại điều 27 Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( sửa đổi ), tức là các ưu đãi bổ sung về thuế đối với nhà đầu tư sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)