VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 33 - 39)

II. VAI TRÒ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư33 33 I. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM 1. Tình hình xut khu thi gian qua Từ thế kỷ 11, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã đựoc xuất khẩu qua cảng Vân Đồn, Vạn Ninh. Trải qua bao bước thang trầm đến sau ngày đất nước thống nhất (1975), xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của mình. Bình quân trong 10 năm (1976- 1985) hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 40% giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đỉnh cao năm 1979 chiếm 53,4%. Xuất khẩu đã thổi một luồng sinh khí vào các làng nghề truyền thống như sơn mài Hạ Thái (Hà Tây), chạm khắc gỗ Vân Hà, thêu ren Sơn Tây, thảm len Tràng Kênh (Hải Phòng), gốm Bát Tràng, Thổ Hà, gốm sứ Bình Dương, Đồng Nai, chiếu cói Kim Sơn, đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), tranh thêu Đà Lạt... Trong những năm 80, với chính sách khuyến khích sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, chủ yếu là với các nước trong khu vực xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Cho đến trước năm 1990, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của ta chủ yếu bao gồm: các loại thảm len, thảm đay, thảm cói, chiếu cói, hàng mây tre đan, mành trúc , mành cọ, hàng thêu ren, khăn trải giường, áo thêu... Đại bộ phận các hàng hóa này được xuất khẩu sang thị trường các nước Liên Xô cũ và Đông Âu. Kim ngạch xuất khẩu có năm đạt gần 250 triệu Rúp/USD (chủ yếu là Rúp), chiếm tỷ trọng 33,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước (1985), đặc biệt có năm tỷ trọng lên tới 53,4% (1979).

Đến những năm đầu của thập kỷ 90, do thị trường xuất khẩu truyền thống của ta bị đột ngột thu hẹp, thêm vào đó là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước đã làm sức sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bị

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

34

giảm sút nghiêm trọng, tác động mạnh và ảnh hưởng xấu đến việc làm và thu nhập của người lao động trong ngành này. Sau một số năm lao đao tìm kiếm thị trường mới và tổ chức lại sản xuất để thích nghi với cơ chế thị trường, dần dần chúng ta đã tìm ra lối thoát, đầu ra cho các ngành nghề này phát triển và từ năm 1995 thủ công mỹ nghệ đã bước vào thời kỳ mới, dần tái khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế.

Theo thống kê của Bộ Thương mại, đến năm 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công nghiệp Việt Nam đã tăng gấp 3 lần so với năm 1996 - theo nhiều chuyên gia nhận định - đây là một bước phát triển nhảy vọt, nhất là trong khi kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước chỉ tăng có 2 lần.

Trên đà phát triển như vậy, mục tiêu đến năm 2005 được nhà nước ta đặt ra là 900-1.000 triệu USD (trong đó, đồ gỗ gia dụng khoảng 350- 400 triệu USD), với tốc độ tăng bình quân 25%/năm. Tuy nhiên, kết quả trong 6 tháng đầu năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chỉ đạt non 114,3 triệu USD, giảm sút 16% so với cùng kỳ năm trước. Vậy con số mục tiêu 1,5 tỷ USD vào năm 2010 liệu có đạt được không, câu hỏi này không chỉ phụ thuộc vào các doanh nghiệp trong ngành mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác.

Vào thời kỳ cuối 1980 ta đã bắt đầu xuất khẩu dầu thô, gạo với khối lượng tương đối lớn và hàng công nghiệp nhẹ xuất khẩu cũng tăng trưởng nhanh ( may mặc, thực phẩm chế biến, gia công mũ giày... ), nên tỷ trọng nhóm hàng thủ công nghệ giảm đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bình quân trong thời kỳ 1986-1990 , tỷ trọng cả hàng công nghiệp nhẹ và hàng thủ công chỉ còn 29,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong thời kỳ này có năm đạt khá cao ( gần 250 triệu Rúp/USD ) nhưng chủ yếu là tính giá

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

35

bằng Rúp theo giá hình thành không thay đổi trong thời gian dài nên nếu xét về thực chất, giá này thường cao hơn thời giá cùng loại xuất sang thị trường ngoại tệ tự do chuyển đổi từ 1,5 đến 2 lần. Do đó trị giá thực của kim ngạch xuất khẩu tính bằng USD cũng chỉ khoảng 130-150 triệu USD/năm.

Sau khi mất thị trường Đông Âu và Liên Xô năm 1991, hàng thủ công mỹ nghệ đã trải qua bao gian truân vất vả trong cơ chế mới để tổ chức lại sản xuất kinh doanh, chuyển đổi thị trường, tìm kiếm và xây dựng lại quan hệ bạn hàng. Nhờ sự đổi mới tích cực đó mà 4 năm trở lại đây, nhóm hàng này trở lại thời kỳ hoàng kim. Liền hai năm 1999 – 2000 được liệt vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cao nhất.

Năm 1997, theo thống kê của Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt 121 triệu USD. Trong đó trên 50% là hàng gốm sứ mỹ nghệ ( khoảng 62 - 63 triệu USD ) và khoảng 25% là hàng gỗ mỹ nghệ ( 30 triệu USD ), bao gồm các loại hàng như : tranh, tượng gỗ, hàng sơn mài, đồ gỗ chạm, khảm... Năm 1998, do khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực, kim ngạch xuất khẩu giảm chỉ đạt 111 triệu USD. Năm 1999, chín tháng đầu năm đã xuất khẩu 118 triệu USD, cả năm đạt 168 triệu USD, tăng 51,28 % so với năm 1998.

Kim ngạch xuất khẩu trên đây chưa tính đến đồ gỗ gia dụng, đây cũng là những mặt hàng thủ công ( tuy trong sản xuất có một số khâu sử dụng thiết bị máy mọc công nghiệp, chủ yếu là trong khâu xử lý nguyên liệu như trong một số ngành nghề thủ công khác ). Nhóm hàng này năm 1997 đã đạt kim ngạch xuất khẩu gần 70 triệu USD, năm 1998 do gặp khó khăn kim ngạch giảm chỉ còn gần 60 triệu USD. Với chủ trương cho nhập

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

36

khẩu thêm nguyên liệu gỗ để sản xuât, nhóm hàng này có khả năng tăng xuất khẩu nhanh.

Nếu tính nhóm hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm cả đồ gỗ gia dụng thì kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này năm 2005 có thể dự đoán đạt khoảng 900 - 1000 triệu USD. Đây là con số đáng khích lệ, có nhiều ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội, nhất là trong điều kiện xã hội ta hiện nay còn thiếu nhiều việc làm. Với kim ngạch 900 - 1000 triệu USD, tương đương với xuất khẩu 4 triệu tấn gạo, nhóm hàng này vẫn thuộc 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất hiện nay, mặc dù tỷ trọng nhóm hàng này chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nếu năm 1998 hàng thủ công mỹ nghệ mới có mặt ở khoảng 50 nước thì năm 2000 đã lên tới gần 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường với sức mua lớn và ổn định như Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Âu, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hôngkông, Hàn Quốc... Dẫn đầu kim ngạch là nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ (100 triệu USD), mây tre đan (70 triệu USD), đồ gỗ mỹ nghệ (20 triệu USD), thêu ren thổ cẩm (20 triệu USD), thảm các loại (15 triệu USD)...

Theo số liệu của Bộ thương mại, trong 5 năm 1996-2000, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đã có bước phát triển khá tốt. Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ mới chỉ đạt 78,6 triệu USD sang 70 thị trường, nhưng đến năm 2000 đã tăng lên đến 236,8 triệu USD với 120 thị trường (tăng gấp 3 lần so với năm 1996). Đây là những dấu hiệu đáng mừng bởi hàng thủ công mỹ nghệ của ta không chỉ tăng được về mặt số lượng hàng xuất khẩu mà còn đạt được bước đột phá mới về thị trường tiêu thụ. Với kết quả ấy, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xếp trong 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch hàng năm trên 100 triệu USD của Việt

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

37

Nam hiện nay, sau các nhóm mặt hàng: Dầu thô, hàng dệt may, giầy dép, gạo, hải sản, cà phê, máy vi tính và linh kiện lắp ráp.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2001, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã giảm sút, chỉ đạt 114,3 triệu USD, giảm gần 16% so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu chung của cả nước tuy gặp khó khăn nhưng vẫn tăng trưởng với tốc độ trên 15% ... Kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ năm 2001 cũng chỉ đạt mức 237 triệu USD - con số không khả quan lắm nếu nhìn vào kim ngạch xuất khẩu năm 2000. Những con số thống kê trên cho ta thấy mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định, song việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta vẫn chưa đạt tới trình độ phát triển vững chắc.

Hiện tượng sụt giảm trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân: do mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam hiện còn đơn điệu, ít sáng tạo mẫu mã mới; do vẫn còn manh mún trong sản xuất nên chưa đủ khả năng xuất với khối lượng lớn (sản phẩm xuất vào từng thị trường không nhiều và không ổn định); không chủ động được đầu ra cho sản phẩm mà chỉ làm theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp nước ngoài; ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp khách hàng để tiếp cận, nắm bắt được thị hiếu của từng thị trường dẫn đến việc khó tìm đối tác để xây dựng mối quan hệ lâu dài, ổn định (đa số doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ còn khó khăn, trong khi chi phí cho khâu tiếp thị lại rất cao); do thiếu vùng trồng nguyên liệu, các doanh nghiệp thường mua trực tiếp của dân mỗi thứ một ít nên không có chứng từ cũng như hóa đơn để được hoàn thuế sau khi xuất; không đủ khả năng đầu tư thiết bị để giảm bớt một số công đoạn thủ công, giảm hao hụt nguyên vật liệu, phải thuê nhà xưởng, chi phí vận chuyển cao, sản xuất thường là phân tán đến từng hộ nhỏ lẻ nên chi phí trung gian làm đội giá thành phẩm (giá bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ở thị trường

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

38

nước ngoài luôn cao hơn 10% so với các quốc gia trong khu vực và cao hơn 15% so với Trung Quốc); những chính sách, biện pháp, khuyến khích, hỗ trợ sản xuất thủ công mỹ nghệ của Nhà nước tuy đã có nhưng chưa đủ và thiếu đồng bộ (mức thuế lợi tức 35% và thuế xuất khẩu 5% còn quá cao).

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)