Ban hành khung pháp lý hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 74 - 75)

II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG

1.4.Ban hành khung pháp lý hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

1. Các giải pháp vĩ mô

1.4.Ban hành khung pháp lý hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

m ngh

Thời gian gần đây, Chính phủ đã có nhiều tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Ngày 24/1/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó nội dung chủ yếu là đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Quyết định này đã có những quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực như đất đai xây dựng cơ sở sản xuất-kinh doanh, phát triển khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất, các chính sách về đầu tư, tín dụng, thuế, lệ phí, hỗ trợ xúc tiến thương mại… Hiện nay, một số bộ ngành liên quan đang cụ thể hóa về mức độ và thủ tục thực hiện. Theo Thông tư số 61 của Bộ Tài chính, kể từ ngày 1/1/2002 các doanh nghiệp sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động xúc tiến thương mại bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu thực thu trong năm. Tiếp theo đó, Thông tư số 62 của Bộ này cũng tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp về chi hoa hồng môI giới xuất khẩu. Theo đó, các khoản chi này sẽ

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

74

được hạch toán vào chi phí bán hàng của doanh nghiệp, đối tượng hưởng hoa hồng xuất khẩu gồm cả các doanh nghiệp, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh đó, khó khăn về vay vốn ưu đãI đã được Chính phủ “khai thông” qua Quyết định 02/2001/QĐ-TTg ngày 2/1/2001 về chính sách hỗ trợđầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và sản xuất nông nghiệp. Một khuyến khích rất cụ thể nữa đã được áp dụng là chính sách thưởng xuất khẩu cho doanh nghiệp theo năm tiêu chuẩn: có mặt hàng mới, thị trường mới, chất lượng cao, đạt quy mô về kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu theo quy định. Đã có một doanh nghiệp được thưởng cả năm tiêu chuẩn này, đó là Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Haprosimex). Có thể nói nhiều cơ chế, chính sách mới rất thông thoáng đã tạo điều kiện thuận lợi, tiếp sức cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách biện pháp được đề ra. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn không ít trường hợp chậm triển khai hay thực hiện chưa đồng bộ giữa các bộ, ngành, tạo rào cản không đáng có đối với doanh nghiệp xuất khẩu.

Nhìn chung, nhiều cơ chế, chính sách mới rất thông thoáng đã tạo điều kiện thuận lợi, tiếp sức cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Vấn đề còn lại là tổ chức, thực hiện có hiệu quả các chính sách, biện pháp đề ra. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn không ít trường hợp chậm triển khai hoặc thực hiện chưa đồng bộ giữa các Bộ ngành, tạo rào cản không đáng có đối với doanh nghiệp xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 74 - 75)