Nâng cao chất lượng lao động

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 70 - 74)

II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG

1. Các giải pháp vĩ mô

1.3. Nâng cao chất lượng lao động

*/ Có chính sách lâu dài về phương hướng phát triển, đào tạo đội ngũ thợ

lành nghề.

Hiện nay số thợ thủ công lành nghề của chúng ta có thể nói là không thiếu, song số thợ có tay nghề giỏi, các nghệ nhân thì còn rất ít và trong

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

70

tương lai con số này có nguy cơ giảm xuống đáng kể do tuổi tác và bỏ nghề.

Thực trạng trên là do việc hỗ trợ đào tạo truyền nghề cho lớp trẻ trong thời gian qua không được quan tâm thích đáng. Chủ yếu việc đào tạo thợ trong các làng nghề truyền thống của ta từ trước đến nay vẫn được thực hiện theo lối truyền nghề trực tiếp, các thế hệ sau tự quan sát, học hỏi người đi trước. Ưu điểm của loại hình dạy nghề này là kinh phí đào tạo thường thấp và trong thời gian học nghề người học viên vẫn tạo ra được sản phẩm. Tuy nhiên nhược điểm là đa số học viên chỉ được học kỹ thuật làm ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà không tiếp thu được giá trị nghệ thuật, tính thẩm mỹ của từng sản phẩm. Đồng thời người học cũng thường đi theo lối mòn của người đi trước nên khó có được sự sáng tạo trong qua trình sản xuất. Vì vậy Nhà nước cần có các biện pháp thiết thực, kịp thời để giúp đỡ các làng nghề truyền thống trong việc đào tạo tay nghề cho lớp trẻ cũng như giúp đỡ các nghệ nhân trong việc truyền nghề như mở một số trường mỹ thuật, hoặc các khoa mỹ thuật thực hành để đào tạo thợ thủ công theo phương thức vừa học vừa lao động sản xuất tại các làng nghề, cơ sở sản xuất, nhất là các cơ sở có nhiều hàng xuất khẩu. Mặt khác Nhà nước có thể hỗ trợ chi phí từ Quỹ hỗ trợ việc làm để các cơ sở sản xuất tự tổ chức việc đào tạo nghề. Khuyến khích các nghệ nhân giỏi đào tạo những nghệ nhân nối nghiệp mình bằng cách cấp bằng khen hoặc trao Huy chương “Vì sự nghiệp phát triển ngành nghề truyền thống” kèm theo một khoản tiền thưởng xứng đáng.

Mặt khác Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ để nâng cao đời sống người thợ. Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều người thợ thủ công mỹ nghệ có tay nghề giỏi bỏ việc làm để làm những việc khác có thu nhập cao hơn. Số thợ còn lại chưa thật an tâm với nghề, vì theo họ,

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

71

lao động của mình chưa được quan tâm đúng mức, mức thu nhập còn thấp và không nhận được những hỗ trợ của chính sách quốc gia. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách trợ giá cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ, giúp người lao động cải thiện đời sống để yên tâm bám nghề, nâng cao tay nghề. Đồng thời Nhà nước cần phối hợp với các đơn vị xuất khẩu nghiên cứu hạn chế bớt các khâu trung gian để người thợ không bị cắt xén phần thu nhập của mình thì họ mới có thể tận tâm tận lực với công việc. Có chính sách khuyến khích nâng đỡ các nghệ nhân, người có tay nghề cao về tinh thần và vật chất để họ có điều kiện sáng tác, chế tạo các sản phẩm mới nhằm bảo tồn và làm chuẩn mực cho lớp trẻ học tập và nâng cao kiến thức tay nghề. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi ở các làng nghề có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tiến hành tổ chức cho họ đi tham quan thực tế các Hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ Quốc tế, các nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu măth hàng thủ công mỹ nghệ lớn trên thế giới, để từ đó người thợ của ta có cơ hội tìm hiểu xu hướng cũng như thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường trong nước cũng như thế giới.

*/ Tổ chức thi tay nghề, phong danh hiệu nghệ nhân theo định kỳ

Hàng năm nên tổ chức thi tay nghề, thi sáng tác mẫu, qua đó sẽ khuyến khích cổ vũ người thợ tự rèn luyện nâng cao tay nghề, làm cơ sở tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi, vô hình sẽ tạo ra một không khí làm việc nỗ lực, nghiêm túc trong nghề.

Mặt khác, những cuộc thi tay nghề còn có ý nghĩa về mặt hỗ trợ xúc tiến vì đây là một trong những thước đo đánh giá trình độ của nghệ nhân, trình độ thợ của từng cơ sở sản xuất, thu hút những đơn đặt hàng tới những

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

72

cơ sở đạt nhiều danh hiệu, có uy tín, tạo nên tính cạnh tranh công bằng, công khai về chất lượng.

Qua những cuộc thi như vậy có thể tuyển chọn những sản phẩm chất lượng, tạo thành bộ sưu tập về các nghề thủ công Việt Nam qua từng thời kỳ, chuẩn bị cho trưng bày trong các khu trung tâm trưng bày cố định nhằm giới thiệu khả năng đích thực của thủ công mỹ nghệ Việt Nam với bạn hàng các nước.

*/ Đầu tư thiết bị công nghệ kết hợp với kỹ xảo làm tay hình thành dây chuyền sản xuất hoàn thiện

Ngành nghề thủ công dường như vẫn nằm ngoài các chương trình đầu tư khoa học-công nghệ của Nhà nước. Điều khá ngạc nhiên là cả bên cung (các nhà khoa học, mỹ thuật) rất cần đến nhà sản xuất để chuyển những đề tài nghiên cứu của mình từ bàn giấy, phòng thí nghiệm thành sản phẩm thương mại; ngược lại bên cầu (nhà sản xuất) cũng rất cần các nhà khoa học, mỹ thuật đưa công nghệ, sáng tác mẫu mã mới cho sản phẩm. Nhưng cả hai bên đến nay vẫn chưa gặp nhau. Do đó bên cung tiếp tục kêu không có đất dụng võ, bên cầu tiếp tục phàn nàn tiếp tục phàn nàn sự hờ hững của nhà khoa học, mỹ thuật. Thực tế, trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đang có nhiều vấn đề cần sự hợp tác của hai bên. Chẳng hạn ở nhóm hàng mỹ nghệ kim hoàn, đến nay một số hàng đồng ghép tam khí, ngũ khí đã bị thất truyền. Các màu xanh (để thể hiện lá cây), màu đen (thể hiện con trâu) không làm được, đều thể hiện bằng màu trắng, màu đỏ. Thứ hai, việc làm bằng tay đã tạo ra các sản phẩm bản gốc (đơn chiếc) có tính độc đáo, tinh xảo nhưng đồng thời giá quá cao không hợp túi tiền người nông dân trong nước, giảm sức cạnh tranh xuất khẩu, đang đòi hỏi đưa thiết bị công nghệ vào để có thể sản xuất hàng loạt. Thứ ba, trang trí và mẫu mã

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư

73

sản phẩm còn đơn điệu nghèo nàn. Đây chỉ là 3 trong nhiều vấn đề mà hai bên có thể hợp tác. Sự ách tắc không phảI do cơ chế quản lý mà do chưa hình thành một cơ chế (tự nguyện) hợp tác “thương mại hóa phát minh khoa học”

*/ Đa dạng hóa sản phẩm, khai thác điểm mạnh, tính độc đáo của sản phẩm của mình.

Cần có thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường, từ đó thiết kế được các mẫu mã có khả năng hấp dẫn thị trường. Có thể sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Bản trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp thị hiếu tiêu dùng của người Nhật.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” pdf (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)