Càng cao thì mức độ tập trung thị trường càng lớn.

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 25 - 28)

Ưu điểm của phương pháp đo này là đã xét đến số lượng các doanh nghiệp trên thị trường và kết hợp đánh giá thị phần của tất cả các doanh nghiệp này trong đó có tính trọng số riêng đối với doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường và tính trọng số lớn hơn đối với các doanh nghiệp có thị phần lớn hơn nhờ việc bình phương thị phần của các doanh nghiệp lớn thứ 2 trở đi. Đây là một phương pháp đánh giá khá chính xác mức độ tập trung thị trường. Nhưng việc gán cho doanh nghiệp lớn nhất một trọng số riêng như vậy đòi hỏi phải có số liệu điều tra về thị phần của các doanh nghiệp tương đối chính xác để có thể xác định doanh nghiệp nào là lớn nhất. Và việc áp dụng công thức này sẽ là không phù hợp khi xem xét trong một ngành có một số doanh nghiệp lớn có thị phần xấp xỉ nhau và khả năng chi phối thị trường tương đương nhau.

Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta có thể đánh giá chung về khả năng chi phối thị trường của một nhóm các doanh nghiệp hàng đầu trong một thị trường theo chỉ số Linda như dưới đây.

2.6- Chỉ số Linda( L)

Chỉ số Linda- L là chỉ số đo lường sự chênh lệch trong nội bộ một nhóm doanh nghiệp nào đó trên một thị trường nhất định.

Công thức:

Trong đó: N là số doanh nghiệp trên thị trường.

Qi là tỷ lệ giữa thị phần trung bình của i doanh nghiệp hàng đầu và (N-i) doanh nghiệp còn lại.

Thông qua chỉ số này, cho phép xác định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường và nhóm doanh nghiệp chỉ có mức độ ảnh hưởng nhỏ tới thị trường đồng thời đánh giá được mức độ mà các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường khống chế các doanh nghiệp còn lại trên thị trường đó. Từ đó đánh giá mức độ TTKT trên thị trường.

Chỉ số L càng lớn chứng tỏ sự chênh lệch giữa các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường và các doanh nghiệp còn lại càng lớn. Khi đó mức độ tập trung thị trường cao và ngược lại.

Chỉ số Linda cũng là một trong những chỉ số cho phép đánh giá về mức độ tập trung thị trường. Phương pháp đo lường mức độ TTKT này có ưu điểm là đã khắc phục được nhược điểm của chỉ số CCI ở trên bằng cách phân ra các nhóm doanh nghiệp dẫn đầu thị trường và nhóm doanh nghiệp còn lại. Như

vậy thì tác động của các doanh nghiệp có thị phần tương đương nhau đối với thị trường sẽ được đánh giá tương đương. Tuy nhiên, việc cho i thay đổi từ 1 đến N để ghép các doanh nghiệp thành từng nhóm khác nhau và tính bình quân thị phần của từng nhóm doanh nghiệp đó là khá phức tạp nếu số lượng doanh nghiệp trên một thị trường là lớn.

Như vậy, có rất nhiều phương pháp khác nhau cho phép đo lường và

đánh giá mức độ tập trung kinh tế trên một thị trường, có thể là thị trường ngành hay thị trường địa lý. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm nhất định. Nhưng bên cạnh đó chúng cũng có những nhược điểm, những hạn chế không thể phủ nhận. Vì vậy, để có sự định lượng một cách tổng thể và tương đối chính xác về mức độ tập trung kinh tế cũng như định lượng cấu trúc thị trường nói chung, chúng ta cần sử dụng kết hợp các phương pháp đo trên và có sự linh hoạt khi áp dụng trong những ngành, thị trường cụ thể và trong những điều kiện phát triển kinh tế cụ thể của từng nước, trong từng thời kỳ.

Những phân tích mang tính lý luận trên đã trả lời cho các câu hỏi: Tập trung kinh tế là gì? Tập trung kinh tế có những hình thức nào? Và những tiêu chí nào cho phép đánh giá mức độ tập trung kinh tế? Qua đó có thể thấy: TTKT cũng là một trong những vấn đề quan trọng của nền kinh tế thị trường. Vậy, TTKT có những tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế? Tại sao chúng ta phải quản lý tập trung kinh tế? Và quản lý tập trung kinh tế phải tuân theo những nguyên tắc nào? Đó chính là những nội dung của cơ sở lý luận về quản lý TTKT đề tài cần làm rõ.

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 25 - 28)