Giai đoạn 5: những năm 1990: Xu hướng toàn cầu hóa Tái cơ cấu chiến lược

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 48 - 50)

I- Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

1.5-Giai đoạn 5: những năm 1990: Xu hướng toàn cầu hóa Tái cơ cấu chiến lược

1- Tổng quan về TTKT ở Hoa Kỳ

1.5-Giai đoạn 5: những năm 1990: Xu hướng toàn cầu hóa Tái cơ cấu chiến lược

chiến lược

TTKT ở Hoa Kỳ trong giai đoạn này có hai đặc điểm:

Thứ nhất, các doanh nghiệp chú trọng tới sáp nhập vì mục tiêu chiến

lược dài hạn.

Thứ hai, gia tăng các vụ tập trung kinh tế theo đường chéo giữa ngành

viễn thông và ngành ngân hàng.

Có thể nói, xu hướng TTKT giai đoạn này có rất nhiều tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế Hoa Kỳ. Nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh, quy

mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, minh chứng cho sự phát triển này là sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán, giá các loại chứng khoán đều có xu hướng tăng cao; khoa học- công nghệ cũng có nhiều tiến bộ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Vì vậy, trong giai đoạn này chính phủ đã nới lỏng hơn các quy định về TTKT. Tuy nhiên, việc kiểm soát TTKT ở một mức độ nhất định vẫn rất quan trọng. Cục chống độc quyền- Bộ Tư pháp và Uỷ ban Thương mại Liên bang đã cùng ban hành văn bản hướng dẫn sáp nhập năm 1992 và văn bản sửa đổi hướng dẫn sáp nhập tháng 04 năm 1997 nhằm hướng các vụ tập trung kinh tế theo đúng các quy định trong các Đạo Luật đã ban hành.

Tuy nhiên, đến những năm cuối thập niên 1990, sự phát triển “quá nóng” của chứng khoán Hoa Kỳ đã đi đến sụp đổ cùng với sự phát triển chậm lại nền kinh tế Hoa Kỳ chính là những nguyên nhân kết thúc làn sóng tái cơ cấu chiến lược.

Đó là năm giai đoạn TTKT đã diễn ra trong lịch sử TTKT ở Hoa Kỳ.

Trong một vài năm trở lại đây, TTKT ở Hoa Kỳ đang xuất hiện một xu

hướng mới với một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, mức độ tập trung kinh tế tăng lên trong một số ngành. Đặc

biệt là sự gia tăng mức độ TTKT trong các ngành: tài chính, chứng khoán, công nghệ thông tin, truyền thông, dược phẩm, ... Thị trường tài chính Hoa Kỳ cũng đang có xu hướng gia tăng hoạt động TTKT của các quỹ đầu tư lớn như: Alaska Permanent Fund Corporation thành lập năm 1976 với quy mô

tổng tài sản năm 2008 ước tính khoảng 38 tỷ USD, hay Kohlberg Kravis Roberts với tổng tài sản là 31,10 tỷ USD; Goldman Sachs PIA (tổng tài sản: 31,00 tỷ USD); The Blackstone Group (tổng tài sản: 28,36 tỷ USD); Apollo Management (tổng tài sản: 13,90 tỷ USD). Các quỹ này đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính và ngày càng có ảnh hưởng lớn trên thị trường mua bán, thâu tóm doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp then chốt của các nước phát triển. Với lo ngại này, Ủy ban Đầu tư nước ngoài Hoa Kỳ (CFIUS) đã xem xét việc hạn chế các vụ thâu tóm của nước ngoài.

Thứ hai, số vụ và quy mô TTKT cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là

trong điều kiện nền kinh tế Hoa Kỳ đang gặp khủng hoảng như hiện nay.

Thứ ba, ở Hoa Kỳ đang có xu hướng gia tăng các vụ TTKT theo hình

thức hợp nhất doanh nghiệp- một hình thức TTKT khá phức tạp, đòi hỏi sự chặt chẽ trong quản lý TTKT. Vì vậy, trong vài năm trở lại đây, công tác quản lý TTKT ở Hoa Kỳ đang được tăng cường rất mạnh. Ngày 1/2/2001, Đạo Luật HSR (Hart – Scott – Rodino) đã được sửa đổi về ngưỡng thông báo của các giao dịch tập trung kinh tế, yêu cầu về quy mô của các bên tham gia tập trung kinh tế, một số quy định về thủ tục thông báo tập trung kinh tế, ... Cục chống Độc quyền- Bộ Tư pháp và Uỷ ban Thương mại Liên bang cùng nỗ lực trong việc giám sát thực thi các Đạo Luật chống độc quyền, thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 48 - 50)