Tổng quan về TTKT ở Đài Loan

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 69 - 73)

III- Kinh nghiệm của Đài Loan

1-Tổng quan về TTKT ở Đài Loan

Lịch sử TTKT có hai xu hướng TTKT trong hai giai đoan như sau:

1.1- Giai đoạn 1 (1992- 2001): TTKT cao với hình thức thâu tóm cổ phần của trên thị trường chứng khoán phần của trên thị trường chứng khoán

TTKT ở Đài Loan trong giai đoạn này có hai đặc điểm chính như sau:

Thứ nhất, số vụ TTKT liên tục tăng lên. Theo thống kê của của Uỷ ban

Thương mại công bằng Đài Loan, mỗi năm có hàng ngàn vụ TTKT được thực hiện. Quan sát bảng 2.2 có thể thấy, xu hướng TTKT trong giai đoạn này liên tục tăng lên. Năm 1992, chỉ có 8 vụ nhưng đến năm 1993, con số này đã lên đến 113 vụ. Tốc độ tăng khá đồng đều giữa các năm. Tổng số vụ TTKT năm sau tăng so với năm trước khoảng 150 vụ. Riêng năm 1996, tổng số vụ TTKT giảm đi so với năm 1995 hơn 150 vụ. Đây là sự suy giảm đầu tư theo các hình

thức TTKT trong ngắn hạn. Đến năm 1997 và các năm tiếp theo, số vụ TTKT lại tiếp tục xu hướng tăng lên. Trong tổng số các vụ TTKT diễn ra trong giai đoạn này, hầu hết là các vụ TTKT đã được Uỷ ban Thương mại công bằng Đài Loan thông qua hoặc không bị cấm (trên 90% số vụ TTKT thực hiện đã được thông qua).

Thứ hai, TTKT ở Đài Loan giai đoạn này được thực hiện dưới năm

hình thức khác nhau gồm: hợp nhất; thâu tóm trên thị trường chứng khoán nắm giữ trên 1/3 số cổ phần của một doanh nghiệp khác;chia tách công ty; kết hợp giữa các doanh nghiệp để tham gia vào công tác quản lý, điều hành công ty; kết hợp để hình thành sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình vận hành và quản lý nhân sự của công ty khác. Nhưng hình thức TTKT chủ

yếu là hình thức kết hợp để hình thành nên sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình vận hành và quản lý nhân sự của công ty khác. Số vụ TTKT

theo hình thức này chiếm khoảng từ trên 80% đến trên 90% tổng số vụ TTKT thực hiện (quan sát bảng 2.2 )

Nguồn: Thống kê của Ủy ban Thương mại lành mạnh Đài Loan

Ghi chú: (1): là số vụ TTKT đã được thông qua hoặc không bị cấm Hình thức 1: hợp nhất

Hình thức 2: thâu tóm trên thị trường chứng khoán nắm giữ trên 1/3 số cổ phần của một doanh nghiệp khác

Hình thức 3: chia tách công ty

Hình thức 4: kết hợp để tham gia vào công tác quản lý, điều hành công ty.

Hình thức 5: kết hợp để hình thành sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình vận hành và quản lý nhân sự của công ty khác.

1.2- Giai đoạn 2 ( từ năm 2002 đến nay): Xu hướng giảm TTKT

TTKT ở Đài Loan giai đoạn này có ba đặc điểm như sau:

Thứ nhất, số vụ TTKT đã giảm mạnh so với giai đoạn trước. Nếu như

năm 2001, tổng số vụ TTKT lên đến 1118 vụ thì năm 2002, con số này chỉ là 114 vụ. Điều này cho thấy hoạt động TTKT của Đài Loan đã có sự suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, sự suy giảm hoạt động TTKT này lại là một “bước ngoặt mới” đối với sự cải thiện môi trường kinh tế cạnh tranh của Đài Loan. Và sự suy giảm này vẫn tiếp tục diễn biến đến đầu năm 2009. (xem bảng 2.3)

1995 429 426 4 12 2 1 408 1996 340 339 3 14 3 6 314 1997 537 535 5 11 10 5 506 1998 855 843 3 23 16 15 791 1999 1045 1032 6 14 14 - 998 2000 1206 1177 26 16 59 1 1081 2001 1118 1087 23 59 24 2 997

Bảng 2. 3– TTKT- các hình thức TTKT Năm/tháng Tổng số Số Vụ TTKT(1) Hình thức 1 Hình thức 2 Hình thức 3 Hình thức 4 Hình thức 5 2002 141 117 6 23 2 - 93 2003 50 31 9 18 4 1 5 2004 31 18 3 13 2 - 4 2005 54 34 6 23 4 3 12 2006 77 34 6 25 1 2 22 2007 67 37 4 21 8 4 18 2008 65 36 2 29 4 4 14 2009 11 5 - 5 - - 3 Tháng 01 2 1 - 1 - - 1 Tháng 02 5 1 - 1 - - - Tháng 03 4 3 - 3 - - 2

Nguồn: Thống kê của Ủy ban Thương mại lành mạnh Đài Loan

Thứ hai, gia tăng số vụ TTKT bị cấm. Quan sát bảng 2.3có nhận thấy, tỷ lệsố vụ TTKT đã được thông qua hoặc không bị cấm trên tổng số vụ TTKT thực hiện hàng năm trong những năm đầu của giai đoạn này đã giảm so với giai đoạn trước. Những năm trước năm 2002, tỷ lệ này là trên 90% thậm chí là xấp xỉ 100%. Nhưng năm 2002, tỷ lệ này chỉ là 82% (117 vụ được thông qua hoặc không bị cấm trong tổng số 141 vụ TTKT diễn ra). Xu hướng này vẫn còn tiếp tục trong các năm tiếp theo đến nay.

Thứ ba, hình thức TTKT chủ yếu là thâu tóm trên thị trường chứng khoán

sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình vận hành và quản lý nhân sự của công ty khác. Quan sát bảng 2.3 có thể thấy: số vụ TTKT theo hai hình thức này chiếm gần từ trên 70% đến trên 90% trong tổng số vụ TTKT thực hiện.

Như vậy, TTKT ở Đài Loan giai đoạn này đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng giảm số vụ TTKT so với giai đoạn trước. Mức độ TTKT trên các thị trường các ngành ở Đài Loan cũng được đánh giá là đã giảm đi. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với việc thúc đẩy môi trường cạnh tranh ở Đài Loan. Vậy Đài Loan đã quản lý TTKT như thế nào?

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 69 - 73)