Thành tựu về công tác quản lý TTKT

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 103 - 105)

III- Những thành tựu và hạn chế trong quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam thời gian qua

1.3- Thành tựu về công tác quản lý TTKT

Công tác quản lý TTKT ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận sau đây:

Thứ nhất, bước đầu kiểm soát được các hoạt động TTKT:

+ Cục Quản lý cạnh tranh kiểm soát được một số vụ TTKT. Trong năm 2007, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận 01 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đối với trường hợp một doanh nghiệp của Thái Lan mua lại một công ty trong nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hóa chất – nhựa chuyên dụng thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Năm 2008, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận 02 Hồ sơ tập trung kinh tế thuộc loại hình mua lại và hợp nhất trong lĩnh vực điện tử và giấy.

+ Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã phát hiện một số dấu hiệu vi phạm và tiến hành điều tra đối với một vụ TTKT không nộp hồ sơ thông báo tới Cục. Các cuộc điều tra không chính thức như vậy là một biện pháp hiệu quả trong việc kiểm soát và phát hiện sớm các hành vi vi phạm về TTKT.

Thứ hai, ngăn chặn một số hành vi vi phạm về TTKT: Từ khi thành

lập, Cục Quản lý Cạnh tranh cũng đã tiến hành tham vấn cho khá nhiều doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp trong các ngành bán lẻ, hoá chất, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ giải trí (khoảng 20 vụ

TTKT). Thủ tục tham vấn không chính thức này giúp các doanh nghiệp tránh được các hành vi vi phạm về TTKT trước khi tiến hành thủ tục thông báo TTKT đến Cục Quản lý cạnh tranh.

Thứ ba, công tác phổ biến pháp luật về TTKT tới các lĩnh vực hoạt

động chuyên ngành đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần điều chỉnh các quyết định của những cơ quan quản lý ngành và chiến lược, hành vi của

các doanh nghiệp cho phù hợp với các quy định pháp luật trong quản lý tập trung kinh tế.

Thứ tư, quá trình điều tra một số vụ việc có liên quan đến TTKT có

nhiều thuận lợi do có sự phối hợp cung cấp thông tin từ phía các các cơ quan quản lý ngành.

Thứ năm, Cục quản lý cạnh tranh đã rất tích cực tham gia hợp tác

quốc tế trong quản lý tập trung kinh tế. Gần đây, Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công Thương đã tham gia là thành viên chính thức của “mạng lưới cạnh tranh quốc tế- CNN- Competition National Network”. Bên cạnh đó, Cục Quản lý cạnh tranh thường xuyên tham gia hợp tác trong các dự án quốc tế.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quản lý TTKT ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w