Tổng quan về TTKT ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 58 - 61)

II- Kinh nghiệm của Nhật Bản

1- Tổng quan về TTKT ở Nhật Bản

Có thể nói, lịch sử TTKT ở Nhật Bản đã diễn ra ba xu hướng TTKT chính tương

ứng với ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 ( trước năm 1947): mức độ TTKT với xu hướng hình thành các đại tập đoàn. Đây là giai đoạn trước khi Luật Chống độc quyền được thông qua. Trong giai đoạn này, mức độ tập trung thị trường ở Nhật Bản được đánh giá là rất cao. Ở hầu hết các ngành, thị trường các chỉ có một vài doanh nghiệp lớn như những đại tập đoàn, có sức mạnh chi phối thị trường. Đặc điểm này chủ yếu là do trước năm 1940, Nhật Bản luôn có những chính sách khuyến khích các hình thức liên kết kinh doanh.

Giai đoạn2: từ cuối thập niên 1980 đến cuối thập niên 1990: trong giai

đoạn này, TTKT luôn có xu hướng tăng lên. Số lượng các vụ mua bán, sáp nhập có yếu tố nước ngoài tăng đột biến đặc biệt là vào cuối thập niên 80 và thập niên 90 của thế kỷ XX (Quan sát hình 2.1)

Hình2.1- TTKT có vốn đầu tư nước ngoài ở Nhật Bản (giai đoạn 1983 – 2007)

SV Đỗ Thị Thu Lớp Kinh Tế Phát Triển 47B 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 Japan M&A $Bn O u tI tỷ đô la Ra Năm Vào

Chuyên đề tốt nghiệp

Nguồn: Jesper Koll - Merrill Lynch Japan Securities

Giai đoạn 3 (từ năm 2000 đến nay): mức độ TTKT ở Nhật Bản đang có xu

hướng tăng lên. Mặc dù số lượng các vụ sáp nhập các doanh nghiệp nước ngoài vào các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng giảm mạnh. Nhưng các vụ mua bán của các tập đoàn nước ngoài mua lại các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng tăng rất mạnh. (Quan sát hình 2.1). TTKT ở Nhật Bản trong giai đoạn này được thực hiện bốn hình thức như trong bảng 2.1 sau đây:

Bảng 2.1- Số vụ thông báo sáp nhập tại Nhật Bản

(Theo báo cáo thường niên về Chính sách cạnh tranh Nhật Bản)

Năm 2002 2003 2004 Mua lại cổ phiếu 715 1126 745

Sáp nhập 110 118 80

24

Mua lại doanh nghiệp 215

168 170

Tổng cộng

1064

1431 1020

Nguồn: Tổng hợp của Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công thương Việt Nam

Quan sát bảng 2.1, có thể nhận thấy TTKT ở Nhật Bản diễ được thực hiện dưới nhiều hình thức. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là các vụ thâu tóm trên thị trường chứng khoán (chiếm 745 trên tổng số 1020 vụ- chiếm trên 73% tổng số vụ TTKT thông báo tới JFTC). Tiếp đến là các vụ mua lại doanh nghiệp (chiếm khoảng gần 17% tổng số vụ TTKT) và sáp nhập (chiếm

khoảng 8% các vụ TTKT). Như vậy, TTKT vẫn chủ yếu là các hình thức thâu tóm trên thị trường chứng khoán và mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Các vụ TTKT dưới hình thức hợp nhất- một hình thức TTKT khá phức tạp vẫn chưa phổ biến.

hình thức. Với những thực trạng đó, Nhật Bản đã và đang quản lý TTKT như thế nào?

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w