II- Kinh nghiệm của Nhật Bản
2- Quản lý TTKT ở Nhật Bản
2.3- Công tác quản lý TTKT ở Nhật Bản
JFTC là cơ quan có quyền hạn chủ yếu trong quản lý TTKT theo Luật Chống độc quyền. Tuy nhiên, JFTC thường xuyên tổ chức các cuộc tham vấn không chính thức với các Bộ ngành có liên quan. Đặc biệt, JFTC thường xuyên tiếp nhận sự tham vấn của Bộ Kinh tế- Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Đồng thời, trong quá trình giám sát một vụ việc TTKT cụ thể,
JFTC cũng rất chú trọng tới các vấn đề công cộng, các chính sách công nghiệp có liên quan.
Thực tiến công tác quản lý TTKT ở Nhật Bản có những điểm rất đáng chú ý sau:
Thứ nhất: Việc tổ chức phiên điều trần xử lý các hành vi vi phạm ở
Nhật Bản khá chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong các quyết định. Mặc dù các quyết định của JFTC ban hành được coi là trọng tâm của các biện pháp hành chính- có tính chất bán tư pháp và các quy trình tố tụng của JFTC là một dạng của phiên điều trần hành chính, tuy nhiên để đảm bảo tính công bằng, phiên điều trần này được tổ chức theo cách thức tiến hành một phiên tòa. Cụ thể, quy trình này được tiến hành bởi 3 bên: JFTC là người điều khiển phiên điều trần, điều tra viên và phía bị đơn. Trong trường hợp này, phía Ủy ban có thể nhìn nhận tương tự như thẩm phán tòa án và điều tra viên thì đóng vai trò như công tố viên.
Như vậy, có thể khẳng định, JFTC vừa là một cơ quan hành chính, lại vừa là một cơ quan tư pháp.
Thứ hai: về các căn cứ cụ thể trong kiểm soát TTKT. Đối với các vụ
sáp nhập, thâu tóm kinh doanh hoặc tài sản để kinh doanh và chia tách công ty trong kết hợp kinh doanh: ngưỡng thông báo TTKT được quy định khác nhau đối với các giao dịch trong nước và các giao dịch nước ngoài:
- Giao dịch trong nước: bao gồm hình thức thâu tóm và sáp nhập doanh
10 tỷ Yên và 1 tỷ Yên lần lượt tính theo tổng tài sản và doanh thu hàng năm của bộ phận kinh doanh hoặc tài sản bị thâu tóm. Còn đối với hình thức sáp nhập doanh nghiệp: Ngưỡng thông báo là tổng tài sản của một doanh nghiệp tham gia TTKT là 10 tỷ Yên và của doanh nghiệp còn lại là trên 1 tỷ Yên.
- Giao dịch nước ngoài: Ngưỡng thông báo là 10 tỷ Yên và 1 tỷ Yên
lần lượt là doanh thu hàng năm của một công ty con bất kỳ chiếm trên 50% cổ phần của công ty mẹ và một chi nhánh trực tiếp sở hữu tại Nhật Bản.
Việc quy định chi tiết về các ngưỡng thông báo này rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc xác định trách nhiệm thông báo của mình với JFTC và JFTC cũng dễ dàng xác định các hành vi vi phạm TTKT.
Đặc biệt, ở Nhật Bản có hệ thống tiền thông báo và hệ thống hậu thông báo rất chặt chẽ. Chế tài đối với các vi phạm về thông báo TTKT cũng rất
nặng. Nếu các doanh nghiệp nằm trong ngưỡng bắt buộc thông báo tiền sáp nhập thực hiện TTKT mà không nộp đơn thông báo TTKT lên JFTC, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt rất nặng, có thể lên tới 2 triệu Yên tuỳ thuộc vào quy mô vụ TTKT đó.
Thứ ba: Về căn cứ trong sử dụng trong quá trình xem xét một vụ TTKT để đi đến quyết định có cho phép tiến hành vụ TTKT hay không. Một điểm
đáng chú ý khác trong hệ thống chính sách quản lý TTKT của Nhật Bản là việc quy định các “ngưỡng an toàn” trong các văn bản hướng dẫn sáp nhập. Các “ngưỡng an toàn” này được quy định riêng đối với các hình thức TTKT khác nhau:
+ Đối với hình thức TTKT theo chiều ngang: “ngưỡng an toàn” là thị phần kết hợp không quá 10% hoặc thị phần kết hợp không quá 25% và chỉ số HHI đo mức độ tập trung thị trường nhỏ hơn 1000.
+ Đối với hình thức TTKT theo chiều dọc và dạng đường chéo: “ngưỡng an toàn” là thị phần kết hợp trong bất kỳ thị trường liên quan nào đều không quá 10% hoặc thị phần kết hợp trong bất kỳ thị trường liên quan nào đều không quá 25% và HHI đo mức độ tập trung thị trường nhỏ hơn 1000.
Nếu vụ TTKT không đáp ứng ngưỡng an toàn trên, JFTC sẽ tiếp tục phân tích các hiệu ứng không liên kết và hiệu ứng phối hợp nhằm đánh giá về sự tăng giảm mức độ tập trung thị trường và thị phần kết hợp của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường để kết luận vụ TTKT có gây ra các vấn đề phản cạnh tranh hay không.
Điều này cho thấy, JFTC tiến hành phân tích rất kỹ một vụ việc TTKT để đảm bảo phát huy những tác động của TTKT đối với sự phát triển kinh tế đồng thời không làm hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
Thứ tư: Về quyền biện hộ, bảo vệ cho việc thực hiện TTKT của doanh nghiệp. Một điểm khác biệt so với các nước khác là ở Nhật Bản, các doanh
nghiệp tham gia TTKT theo chiều ngang ngay cả khi vụ TTKT đó không đáp ứng được các kết luận của JFTC sau các phân tích về ngưỡng an toàn, về hiệu ứng đơn phương và hiệu ứng phối hợp. Tuy nhiên, trong các hướng dẫn sáp
nhập cũng quy định rõ các điều kiện để vụ TTKT theo chiều ngang đó được chấp nhận sau sự biện hộ của doanh nghiệp. Gồm 3 yêu cầu cụ thể như sau:
(i) Thị phần của nhóm các bên được rà soát trong thị trường liên quan
không lớn hơn 50%.
(ii) Một trong các bên đang được rà soát là một công ty đang trong tình
trạng phá sản, hoặc bộ phận được rà soát của một bên là đang trong tình trạng phá sản (và nếu không sáp nhập thì công ty hoặc bộ phận đó sẽ rút lui khỏi thị trường).
(iii) Không có giao dịch thay thế nào khác có ít ảnh hưởng đến cạnh
tranh hơn
Nếu sự biện hộ của doanh nghiệp đáp ứng 3 yêu cầu trên, nó sẽ được coi là một dạng của ngưỡng an toàn và vụ TTKT sẽ được cho phép thực hiện.
Thứ năm: về các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm TTKT ở Nhật Bản. JFTC có thể đưa ra các chính sách về biện pháp khắc phục tác động về
cạnh tranh do vụ TTKT tạo ra. Bao gồm các biện pháp cơ cấu lại thị trường bằng cách tạo ra các những đối thủ cạnh tranh mới và biện pháp khắc phục chỉ đạo. Những biện pháp khắc phục chỉ đạo sẽ có hiệu quả quản lý hoặc khống chế chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các hãng tham gia TTKT sau khi vụ TTKT diễn ra.
Thứ sáu: Về vai trò của cá nhân và các đối thủ cạnh tranh trong quy trình kiểm soát tập trung kinh tế: Cá nhân cũng có quyền khiếu nại tới JFTC
Như vậy, những thành công trong công tác quản lý TTKT của Nhật Bản là kết quả của nhiều nỗ lực của JFTC- cơ quan quản lý TTKT của Nhật Bản và sự chặt chẽ, phù hợp của các khung pháp lý, chính sách quản lý TTKT của họ.