Xu hướng tập trung kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 110 - 114)

1- Gia tăng các vụ bán lại một phần doanh nghiệp nhằm mục tiêu tái cấu trúc doanh nghiệp và cắt giảm chi phí cấu trúc doanh nghiệp và cắt giảm chi phí

Trong giai đoạn mở rộng tín dụng năm 2006 – 2007, vay thương mại là nguồn vốn quan trọng của nhiều doanh nghiệp vì có thể tiếp cận tương đối thuận lợi và lãi suất cho vay vừa phải. Tuy nhiên, kể từ năm 2008, nguồn vốn này trở nên hạn chế do các nguyên nhân như tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ngân hàng thương mại bị khống chế tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức 30%, lãi suất cho vay cao. Thị trường chứng khoán – một kênh huy động vốn khác – cũng suy giảm và không ổn định, do đó để có thể tiếp tục có vốn hoạt động, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm khoảng 90% số doanh nghiệp) đã tính toán tới

phương án chào bán một phần vốn hoặc cả doanh nghiệp để tái cấu trúc và cắt giảm chi phí.

2- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng lên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng lên

Một số ngành được dự báo là sẽ có hoạt động TTKT diễn ra sôi động của các nhà đầu tư nước ngoài như: ngân hàng, tài chính, chứng khoán, phân phối, bán lẻ, dược phẩm, bất động sản, hàng không.

3- Xu hướng xuất hiện nhiều vụ tập trung kinh tế đến ngưỡng phải thông báo và ngưỡng bị cấm thông báo và ngưỡng bị cấm

Trong thời gian vừa qua, trên thế giới đã có một loạt các vụ sáp nhập lớn mà trong đó, các bên tham gia đều có công ty con hoặc chi nhánh tại Việt Nam, ví dụ như Alcatel – Lucent, ICI – Akzo Nobel,… Nhiều công ty đã chiếm lĩnh được thị phần lớn, thậm chí có thể đã có thị phần chi phối trên thị trường Việt Nam. Đã xuất hiện nhiều trường hợp các công ty tự tuyên bố hoặc quảng bá về thị phần lớn đối với các sản phẩm của mình. Đây là những điều các doanh nghiệp hết sức lưu ý vì trong thời gian sắp tới Cục QLCT sẽ tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các trường hợp có thị phần đạt và vượt ngưỡng 30% trên thị trường liên quan. Cục QLCT có thể điều tra nếu nhận được khiếu nại của bên thứ ba hoặc tự tiến hành nếu phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, xu hướng các tập đoàn đa quốc gia thâm nhập vào thị trường Việt Nam là rất lớn. Các hình thức thâm nhập cũng đa dạng hơn. Tùy thuộc vào mục tiêu, cấu trúc sở hữu, lợi thế so sánh, đặc điểm quản trị, văn hóa công ty của các công ty trong giao dịch sẽ có các cách thức thực hiện thâu tóm và sáp nhập khác nhau. Một số cách phổ biến thường là: Chào mua công khai; lôi kéo cổ đông bất mãn với Hội đồng quản trị; thương lượng với Hội đồng quản trị và Ban điều hành; mua dần cổ phiếu thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán; mua tài sản của công ty; trao đổi cổ phần để nắm giữ cổ phiếu chéo lẫn nhau...

5- Xu hướng TTKT tiếp tục tăng lên trong ngành phân phối, bán lẻ

Hiện nay thị trường bán lẻ Việt Nam ước đạt 20 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20%, cộng với số lượng người tiêu dùng trẻ hàng nhất châu Á, hoạt động cạnh tranh chưa gay gắt bằng các thị trường khác trong khu vực là cơ hội mở rộng thị trường hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ toàn cầu. Trong năm 2007, người Việt Nam đã chi gần 45 tỷ USD cho mua sắm và tiêu dùng. Trong khi đó 5 nhà bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam hiện chỉ có dưới 3% thị phần. Tuy nhiên, việc tự thành lập cơ sở kinh doanh tại Việt Nam không phải là điều dễ dàng đối với các nhà phân phối, bán lẻ nước ngoài. Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, các nhà đầu tư được đầu tư thực hiện quyền phân phối theo hình thức liên doanh giữa nước ngoài và trong nước, với vốn góp của

nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% vốn điều lệ; kể từ ngày 1/1/2008 không hạn chế tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày 1/1/2009. Quyền phân phối của các nhà đầu tư được gắn liền với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Tuy nhiên, việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường... Đây chính là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài (gồm cả các nhà đầu tư mới và nhà đầu tư hiện đang kinh doanh tại Việt Nam) sẽ nghiêng về con đường mua lại, sáp nhập các công ty phân phối, siêu thị trong nước để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

Nhìn chung, các xu hướng TTKT trong thời gian tới ở Việt Nam có tác

động hai chiều đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Xu hướng gia tăng các

vụ TTKT tạo điều kiện tái cấu trúc các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Đồng thời, xu hướng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua các hình thức TTKT sẽ giúp thu hút thêm các nguồn lực như vốn, khoa học- công nghệ cho sự phát triển kinh tế. Đó chính là những cơ hội mới đặt ra cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, các xu hướng TTKT trong thời gian tới cũng đặt ra những thách thức đối với việc bảo vệ và thúc đẩy môi trường cạnh tranh, từ đó gián tiếp tác động hạn chế đến sự phát triển kinh tế. Sự gia tăng các vụ TTKT cũng như xu hướng TTKT với các hình thức đa dạng hơn

đòi hỏi có sự tăng cường quản lý TTKT nhằm đảm bảo môi trường kinh tế cạnh tranh- điều kiện tiên quyết cho một nền kinh tế phát triển một cách năng động, hiệu quả. Trước những cơ hội cũng như những thách thức mới đặt ra, việc tăng cường công tác quản lý TTKT ở Việt Nam nhằm hạn chế những

thách thức và nắm bắt tốt các cơ hội, là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra cho

Việt Nam.

Trên cơ sở những phân tích về thực trạng TTKT, công tác quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở việt nam (Trang 110 - 114)